Nhược cơ chỉ chiếm 0,5/100.000 dân số, nhưng bệnh nhân thường nhập viện trễ, dẫn đến khó thở, suy hô hấp và tử vong nhanh chóng.

Bệnh nhược cơ dễ gây tử vong

Nhược cơ chỉ chiếm 0,5/100.000 dân số, nhưng bệnh nhân thường nhập viện trễ, dẫn đến khó thở, suy hô hấp và tử vong nhanh chóng.

Mỗi năm, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM tiếp nhận 3-10 trẻ bị bệnh nhược cơ. Theo các bác sĩ, người bị nhược cơ thường hay bị sụp mi, nhìn đôi, khó thở, đi đứng không vững, dễ nhầm với các bệnh về thị giác, viêm đường hô hấp, viêm khớp…

Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng

Đang khỏe mạnh bình thường, đột nhiên bé P., 16 tháng tuổi, ngụ Phan Rang, Ninh Thuận, bị khó thở, sốt nhẹ, họng có nhiều đàm nhớt. Gia đình nghĩ bé mắc bệnh hô hấp do thời tiết nóng bức. Nhưng chỉ vài ngày sau, bé chuyển bệnh nặng, đi đứng không vững. Đến khám tại bệnh viện tuyến tỉnh, bác sĩ chẩn đoán viêm phổi nặng, nhưng triệu chứng liệt tứ chi vẫn không rõ nguyên nhân, bệnh nhi tiếp tục bị sụp mi hai bên mắt.

Để tránh nguy cơ tử vong, bé được hỗ trợ máy thở và chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM để cấp cứu. Qua thăm khám, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó khoa Hồi sức, chẩn đoán bé P. mắc bệnh nhược cơ nặng, biểu hiện ở các cơ tứ chi bị liệt, cơ họng miệng “cứng đơ” khó nuốt nên nhiều đàm nhớt tích tụ. Nếu không nhập viện kịp thời, bé sẽ tử vong do thiếu ôxy lên não. Sau thời gian sử dụng thuốc hỗ trợ nhược cơ, bệnh nhi mở được mắt, tay chân bắt đầu cử động, giảm suy hô hấp nặng.

Cha mẹ không nên chủ quan với bất cứ triệu chứng bất thường nào của trẻ. Ảnh: Nguyễn Thanh.


Bác sĩ Bạch Văn Cam, cố vấn khối Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM, giải thích, nhược cơ là bệnh thần kinh cơ, nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng nhưng có liên quan đến rối loạn miễn dịch cơ thể. Thông thường, cơ muốn hoạt động phải phụ thuộc vào dây thần kinh cơ. Dây thần kinh này muốn tiếp xúc, điều khiển cơ phải tiết ra chất dẫn truyền thần kinh tạo ra phản ứng co cơ. Tuy nhiên, khi mắc bệnh, cơ thể tạo ra kháng thể bất thường làm ảnh hưởng đến quá trình chi phối của dây thần kinh này đến các cơ.

Không thể khỏi hoàn toàn

Theo bác sĩ Minh Tiến, nhược cơ gồm hai thể chính. Thể nhược cơ cấp xảy ra ở trẻ bẩm sinh, sơ sinh do mắc bệnh từ khi là bào thai hoặc do mẹ mắc bệnh tạo ra kháng thể đi qua nhau thai làm yếu liệt cơ ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, số mắc bệnh này rất hiếm. Thể nhược cơ thông thường xảy ra chủ yếu trẻ em và thanh thiếu niên do rối loạn miễn dịch cơ thể. Người bệnh thấy cơ mệt mỏi tăng dần theo thời gian sinh hoạt, lao động.

Bệnh thường tiến triển theo từng giai đoạn khác nhau, gây yếu từng cơ một rồi “xâm chiếm” toàn bộ các cơ. Đôi khi, triệu chứng yếu cơ cũng dao động bất thường trong cùng một ngày hoặc cách ngày. Nếu yếu cơ mặt, bệnh nhân không có biểu hiện cảm xúc, vẻ mặt lạnh như tiền, sụp mi, nhìn mờ, nhìn hình ảnh đôi giống bị lé. Cơ vùng hầu họng yếu sẽ gây khó nuốt, khó nói, nhiều đàm nhớt, thở khò khè. Cơ ở tứ chi yếu khiến bệnh nhân đi đứng loạng choạng, khó nhúc nhích tay chân. Đặc biệt, việc yếu cơ hô hấp làm bệnh nhân khó thở, liệt cơ hô hấp. Bệnh nhân bị suy hô hấp rất dễ tử vong.
 
Bác sĩ Cam khuyến cáo, nhược cơ là bệnh liên quan đến miễn dịch nên không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tùy từng giai đoạn, bệnh có thể thoái lui, tự ổn rồi có thể bùng phát trở lại. Do đó, khi biết bị nhược cơ, người bệnh phải thường xuyên theo dõi và cần đến bệnh viện khi các triệu chứng xuất hiện, nhất là bé gái vì dễ mắc hơn các bé trai

Theo baodatviet


Về Menu

Bệnh nhược cơ dễ gây tử vong

thích 打七 æ æ 人间佛教 秽土成佛 佛经说人类是怎么来的 dựng Blogger và mẹ お墓 la m 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 quÃ Æ ç æˆ 佛修行本起經 Hoạ 修行人一定要有信愿行吗 Chỉ 山風蠱 高島 修行者 孕妇 寺庙黄墙 การกล าวว ทยาน Ở đời vui đạo hãy tùy duyên ton giao Những nỗi sợ hãi cần vượt qua 法事案内 テンプレート Tái sinh quẠVu lan nhớ má Đường xa vạn dặm 大爱台 Trá ส ะนนะ 7 cách đơn giản giúp hạnh phúc hơn cổ 祈祷カードの書き方 trÃƒÆ n Rau lang nhuận tràng Ăn chay giúp giảm nguy cơ ung thư 中曽根坐禅传奇 唐安琪丝妍社 5 điều nên tránh để có thị lực tốt Quan điểm của Phật giáo về nghèo khó オンライン僧侶派遣 神奈川 Mam ほとけのかたより Muốn Chiếc xe chở Bồ tát Thích Quảng Đức Lào Tưởng niệm Đức Đệ nhất Pháp duy tue thi nghiep 茶湯料とは 永代供養 東成