Bệnh trạng: Bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường), ta thường thấy có triệu chứng như: khát nước, khô môi, tiểu nhiều, có khi tiểu ra vị ngọt ta thấy kiến bu, sút cân. Tốt hơn ta đi xét nghiệm máu để biết kết quả.

Bệnh tiểu đường (Diabetes)

Bệnh tiểu đường
Bệnh trạng: Bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường), ta thường thấy có triệu chứng như: khát nước, khô môi, tiểu nhiều, có khi tiểu ra vị ngọt ta thấy kiến bu, sút cân. Tốt hơn ta đi xét nghiệm máu để biết kết quả.

Nay được nói lên, bệnh tiểu đường được chữa trị bằng: vỏ cây vú sữa (hoặc lá), vỏ con sam, hột khổ qua, phát tiêu, phèn chua, củ ráy.

Bệnh tiểu đường có hai tuýp:

- Tuýp 1: Loại bệnh nặng, phải chích insulin.
- Tuýp 2: Loại bệnh nhẹ, uống thuốc.

Nay được nói lên bệnh đái tháo đường, có phương pháp trị liệu bằng: hột khổ qua già và vỏ cây vú sữa với vỏ con sam (ảnh).

Công dụng và liều dùng:

- Hột khổ qua: tính vị cay, đắng, bổ thận, dẫn khí.
- Vỏ cây vú sữa: tính vị chát.
- Vỏ con sam: tính vị khai, mặn.

Liều dùng:

Tuýp 1: có thể uống sáng, tối.
Tuýp 2: nhẹ có thể uống sáng.

Ta lấy 7 hay 9 hột khổ qua, lột vỏ, lấy ruột, đem đâm nhuyễn, đổ vào 1/2 chén nước sôi, chờ nguội uống.
- Ta lấy vỏ cây vú sữa phơi khô. Cứ 3 nhúm thành một thang. Không có vỏ cây vú sữa thì ta dùng lá cây vú sữa tươi hay lá tươi phơi khô. Khoảng 30 lá.
- Vỏ con sam: Vỏ nhỏ 1 con, vỏ lớn chia làm 2 phần và đuôi của nó (Đến tiệm thuốc Bắc mua 1 lượng).
- Lấy vỏ cây vú sữa (hay lá), đem sắc chung với vỏ con sam, đổ 3 chén nước còn 8 phân.

Thời gian:

- Uống độ 7 thang là ta thấy lượng đường xuống, sau đó ta đi xét nghiệm máu, so sánh để biết kết quả, căn cứ theo đó mà ta uống tiếp cho đến khi số lượng đường trong máu trở nên bình thường.

Các thức ăn giảm đường:

Người bệnh đái tháo đường ăn thức ăn cũng là vị thuốc trị bệnh nữa là:
- Trái khổ qua xào với lá mía heo.
- Ớt bị xào với cật heo.
- Khổ qua nấu canh với lá mía heo hay cá.
- Ăn sống khổ qua với rau.

Chỉ định:

- Uống thuốc Tây dùng chung với hột khổ qua, kết quả tốt.
- Uống khổ qua bằng nước sôi.
- Tuýp 1: Có thể uống một ngày 2 lần theo công thức trên.
- Hột khổ qua hạ đường huyết nhanh.

Chống chỉ định:

Những người sau đây không dùng được:
- Người có dị ứng với bài thuốc trên;
- Không nên nhai, cắn ruột khổ qua làm tê lưỡi;
- Củ ráy ngứa phải xào nóng mới dùng được.
- Uống khổ qua không dùng nước lạnh pha.
- Kiêng ăn ngọt, rượu, thuốc lá.

Chân bị lở loét:

Khi chân bị vết thương lở loét, chữa khó lành, đi đến cưa hay tháo khớp, có 3 vị thuốc sau đây đắp lên trong vòng 1 tháng là lành (ảnh).
- Phát tiêu: 5gr (làm lành)
- Phèn chua phi: 5gr (cầm máu)
- Củ ráy tươi giã đâm nhừ: 10gr (hút mủ)

Ba thứ bỏ vào chảo, xào cho đều nhau, lửa riêu riêu, vừa sệt sệt, chờ nguội, đem đắp vào vết thương băng lại, một ngày có thể làm 3 lần. Nếu vết thương lớn, liều dùng gấp bội.

Kết quả:

Theo thí nghiệm lâm sàng, trong y học dân gian, dùng hột khổ qua, vỏ cây vú sữa (hay lá), vỏ con sam đều có kết quả khả quan.

Lương y NGUYỄN CÔNG TÍCH


Về Menu

Bệnh tiểu đường (Diabetes)

Đậu mơ hấp lá sen CÃn chương bốn pháp Thành 忉利天 四比丘 Người trong lòng tay Phật Món ngon bổ dưỡng cho người ăn 仏壇 通販 ç vì đâu mất ngủ Chuyện xưa mai trắng Hà thành Nguyen お仏壇 お手入れ Niệm khúc mưa mộc 경전 종류 truy 佛教中华文化 mo rong chu vi cua tu ai nhã Œ nhung dieu phai nu can biet khi di chua Thiếu ngủ ảnh hưởng thế nào đến trong gió 如何成佛 放下凡夫心 故事 Đại dịch cô đơn ở người cao ruou nguy hai hon ca ma tuy 曹洞宗管長猊下 本 菩提 既濟卦 惨重 行願品偈誦 chua viet nam giÃƒÆ chữa Phương Tây chuộng chữa bệnh bằng ân 赞观音文 Tuân thủ năm giới bình an cho chính lơi ca sĩ sỹ luân và mẹ lên chùa cài hoa Thích 西南卦 sÃƒÆ c 刘德华的信仰 phước đức khác công đức như thế cận thị 佛说如幻三昧经