Bệnh trạng: Bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường), ta thường thấy có triệu chứng như: khát nước, khô môi, tiểu nhiều, có khi tiểu ra vị ngọt ta thấy kiến bu, sút cân. Tốt hơn ta đi xét nghiệm máu để biết kết quả.

Bệnh tiểu đường (Diabetes)

Bệnh tiểu đường
Bệnh trạng: Bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường), ta thường thấy có triệu chứng như: khát nước, khô môi, tiểu nhiều, có khi tiểu ra vị ngọt ta thấy kiến bu, sút cân. Tốt hơn ta đi xét nghiệm máu để biết kết quả.

Nay được nói lên, bệnh tiểu đường được chữa trị bằng: vỏ cây vú sữa (hoặc lá), vỏ con sam, hột khổ qua, phát tiêu, phèn chua, củ ráy.

Bệnh tiểu đường có hai tuýp:

- Tuýp 1: Loại bệnh nặng, phải chích insulin.
- Tuýp 2: Loại bệnh nhẹ, uống thuốc.

Nay được nói lên bệnh đái tháo đường, có phương pháp trị liệu bằng: hột khổ qua già và vỏ cây vú sữa với vỏ con sam (ảnh).

Công dụng và liều dùng:

- Hột khổ qua: tính vị cay, đắng, bổ thận, dẫn khí.
- Vỏ cây vú sữa: tính vị chát.
- Vỏ con sam: tính vị khai, mặn.

Liều dùng:

Tuýp 1: có thể uống sáng, tối.
Tuýp 2: nhẹ có thể uống sáng.

Ta lấy 7 hay 9 hột khổ qua, lột vỏ, lấy ruột, đem đâm nhuyễn, đổ vào 1/2 chén nước sôi, chờ nguội uống.
- Ta lấy vỏ cây vú sữa phơi khô. Cứ 3 nhúm thành một thang. Không có vỏ cây vú sữa thì ta dùng lá cây vú sữa tươi hay lá tươi phơi khô. Khoảng 30 lá.
- Vỏ con sam: Vỏ nhỏ 1 con, vỏ lớn chia làm 2 phần và đuôi của nó (Đến tiệm thuốc Bắc mua 1 lượng).
- Lấy vỏ cây vú sữa (hay lá), đem sắc chung với vỏ con sam, đổ 3 chén nước còn 8 phân.

Thời gian:

- Uống độ 7 thang là ta thấy lượng đường xuống, sau đó ta đi xét nghiệm máu, so sánh để biết kết quả, căn cứ theo đó mà ta uống tiếp cho đến khi số lượng đường trong máu trở nên bình thường.

Các thức ăn giảm đường:

Người bệnh đái tháo đường ăn thức ăn cũng là vị thuốc trị bệnh nữa là:
- Trái khổ qua xào với lá mía heo.
- Ớt bị xào với cật heo.
- Khổ qua nấu canh với lá mía heo hay cá.
- Ăn sống khổ qua với rau.

Chỉ định:

- Uống thuốc Tây dùng chung với hột khổ qua, kết quả tốt.
- Uống khổ qua bằng nước sôi.
- Tuýp 1: Có thể uống một ngày 2 lần theo công thức trên.
- Hột khổ qua hạ đường huyết nhanh.

Chống chỉ định:

Những người sau đây không dùng được:
- Người có dị ứng với bài thuốc trên;
- Không nên nhai, cắn ruột khổ qua làm tê lưỡi;
- Củ ráy ngứa phải xào nóng mới dùng được.
- Uống khổ qua không dùng nước lạnh pha.
- Kiêng ăn ngọt, rượu, thuốc lá.

Chân bị lở loét:

Khi chân bị vết thương lở loét, chữa khó lành, đi đến cưa hay tháo khớp, có 3 vị thuốc sau đây đắp lên trong vòng 1 tháng là lành (ảnh).
- Phát tiêu: 5gr (làm lành)
- Phèn chua phi: 5gr (cầm máu)
- Củ ráy tươi giã đâm nhừ: 10gr (hút mủ)

Ba thứ bỏ vào chảo, xào cho đều nhau, lửa riêu riêu, vừa sệt sệt, chờ nguội, đem đắp vào vết thương băng lại, một ngày có thể làm 3 lần. Nếu vết thương lớn, liều dùng gấp bội.

Kết quả:

Theo thí nghiệm lâm sàng, trong y học dân gian, dùng hột khổ qua, vỏ cây vú sữa (hay lá), vỏ con sam đều có kết quả khả quan.

Lương y NGUYỄN CÔNG TÍCH


Về Menu

Bệnh tiểu đường (Diabetes)

vọng tưởng luân hồi 佛说如幻三昧经 忉利天 tren the gian khong ai tot bang me 경전 종류 無分別智 五藏三摩地观 đỉnh Lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phước Cưỡi xe đạp giúp giảm một nửa nguy พนะปาฏ โมกข Tiếp nối 僧秉 欲移動 Thức ăn vặt có thể gây hại cho não 6 thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư vú 寺庙的素菜 chua thien phuoc トo suy nghi ve the ky moi cua nguoi tu phat 지장보살본원경 원문 Cuối năm tha thẩn chùa Hương nía Ö loi phat day bien ai vo cung lam sao tat can bắc tông tt huế tảo tháp tổ sư liễu quán bat tuy phan biet cu tran lac dao tap 1 Rau khoai lang chữa bệnh Cẩn thận với viêm khớp gối ï¾ ï½ Thạch dưa hấu đỏ đón Tết Thiền định và khoa học thần kinh 機十心 duc phat nhap the do sanh Ð Ð Ð công 佛子 Bưởi moi lien he giua an chay va suc khoe cua xuong Khoai lang åº dà 深恩正 お寺小学生合宿 群馬 Chuyện 10 năm ăn chay ở đó đây ta đang làm gì đời ta ç æˆ 鼎卦 大法寺 愛西市