Bệnh béo phì là một chứngbệnh có nguy cơ dẫn đếncác biến chứng của cáckhớp xương, bởi các khớp xương của trẻ con còn yếu, không đủ lực chịu trọng lượng quá nặng của cơ thể. Điển hình như đôi chân có thể bị biến dạng, cong vòng. Hệ tim mạch cũng dễ gặp nguy hiểm vì các lipide có trong máu, gia tăng cholesterol xấu và các triglycéride.

Béo phì ở trẻ em, đừng xem thường

Bệnh béo phì là một chứng  bệnh có nguy cơ dẫn đến  các biến chứng của các  khớp xương, bởi các khớp xương của trẻ con còn yếu, không đủ lực chịu trọng lượng quá nặng của cơ thể. Điển hình như đôi chân có thể bị biến dạng, cong vòng. Hệ tim mạch cũng dễ gặp nguy hiểm vì các lipide có trong máu, gia tăng cholesterol xấu và các triglycéride.

Một hậu quả khác là chứng tăng huyết áp động mạch vành, vốn ở người lớn có thể gây ra các chứng nhồi máu cơ tim và nhồi máu não. Bệnh hen suyễn cũng có thể phát sinh. Ngoài ra cũng phải đề cập đến các rối loạn tâm lý dẫn đến chứng béo phì: Các trẻ em cảm thấy tự ti, cô lập và càng chìm sâu vào chứng trầm cảm. Cứ 3 thiếu niên thì có 2 em trở nên béo phì ở tuổi trưởng thành, nhưng nếu trẻ em càng sớm mắc bệnh này mà được điều trị sớm, chúng càng có ít nguy cơ tồn tại chứng bệnh sau tuổi thiếu niên.

Làm sao phòng tránh trẻ em trở nên béo phì?

Do hiện tại chưa có liệu pháp y khoa chữa trị đặc biệt bệnh béo phì ở trẻ em, nên việc phòng ngừa là biện pháp quan trọng chủ yếu. Một số quy tắc mà tất cả các trẻ em cần phải tuân thủ, bao gồm: 1- Tránh tất cả các tình huống tạo nên tình trạng thụ động. Ở Mỹ, việc phòng chống béo phì là một ưu tiên mang tầm vóc quốc gia trong những chiến dịch phòng chống nếp sống thụ động. 2- Hạn chế ngồi trước các màn hình máy tính, truyền hình… 3- Tập những thói quen ăn uống tốt với các thực đơn đa dạng, ưu tiên rau quả và hạn chế chất béo, chất ngọt. Dùng các bữa ăn đúng giờ giấc.

Ở những trẻ em đã béo phì, đâu là phương pháp trị liệu?

Thông thường nhất bệnh béo phì là hậu quả của tình trạng bất ổn về tâm lý sâu đậm dẫn đến những rối loạn ăn uống và tình trạng thụ động. Trong trường hợp này cần đến chuyên gia trị liệu tâm lý giúp đứa trẻ ý thức nguyên do nào đã thúc đẩy nó ăn quá nhiều, quá thường xuyên và một cách không cân đối. Để đạt hiệu quả tối ưu, cần có thêm một bác sĩ đa khoa và một chuyên gia dinh dưỡng học hỗ trợ điều trị bệnh béo phì ở đứa trẻ.

Những đứa trẻ thường được “nuôi ăn quá đáng”, bởi cha mẹ chúng có vẻ “sợ thiếu ăn”. Trong những gia đình này, người ta cho đứa trẻ 5 tuổi chẳng hạn một khẩu phần ăn ngang bằng với người cha của nó, trong khi chỉ cần 1/2 khẩu phần này là đủ đáp ứng các nhu cầu năng lượng của trẻ. Trong trường hợp này, chính các bậc cha mẹ cần được hướng dẫn bởi một chuyên gia dinh dưỡng để biết cách nuôi dưỡng con cái một cách hợp lý. Phần khác cha mẹ cũng phải biết đề ra các hoạt động thể lý phù hợp với sở thích và khả năng của con cái.

Nguyên nhân là do di truyền, phải điều trị ra sao?

Chưa có một liệu pháp y khoa nào giúp điều trị chứng béo phì do di truyền ở trẻ em. Trong trường hợp này hiện tại người ta tạm hài lòng áp dụng các quy tắc dinh dưỡng và hoạt động thể lý tương tự như đã được khuyên áp dụng điều trị ở các trẻ em béo phì khác.

LONG VÂN (Theo Paris Match)


Về Menu

Béo phì ở trẻ em, đừng xem thường

佛法怎样面对痛苦 Lễ huý nhật lần thứ 20 Đại lão Mứt khế đậm vị xuân 度母观音 功能 使用方法 vẠse thao do toan bo chua cau hoi an mạt sẽ tháo dỡ toàn bộ chùa cầu hội an 皈依是什么意思 父母呼應勿緩 事例 คนเก ยจคร าน 市町村別寺院数順位 白佛言 什么意思 dieu làm thơ พ ทธโธ ธรรมโม 上座部佛教經典 bài học từ cây nhang trầm Một ngày Thở và cười Bánh chuối hấp nước cốt dừa Ngu Vai trò của gia đìnhtrong kiến tạo hòa dấu son trên hải đảo Mong ước điều lành Ăn chay ngày ấy Chỉ số khối cơ thể BMI là gì 3 kieu tri ky nhat dinh phai ket giao trong 即刻往生西方 Món ngon Dimsum chay 霊園 横浜 和尚为何多高寿 Trò 止念清明 轉念花開 金剛經 Mì Quảng chay của me Sống nghiên cứu về ni giới một đề Tuổi đinh 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 Mệt quá đôi chân này Ngoại tôi 別五時 是針 Ăn nho đừng bỏ vỏ ส งขต Tam bảo lực chuyển hóa nghiệp thức 法会 d Trở lại trường xưa 每年四月初八 Phật giáo