Thực tập vô tham sẽ đưa ta đến vô lo, vô ưu và vô nghiệp Bằng cách cho đi đến tận cùng chúng ta sẽ được giải phóng khỏi ý niệm sở hữu Không có cái gì thì sẽ không còn lo cho cái đó nữa Ta sẽ được thảnh thơi, thong dong đi giữa dòng đời Hành giả thọ tr
Biết yêu là đau nhưng sao vẫn cố

Thực tập vô tham sẽ đưa ta đến vô lo, vô ưu và vô nghiệp. Bằng cách cho đi đến tận cùng chúng ta sẽ được giải phóng khỏi ý niệm sở hữu. Không có cái gì thì sẽ không còn lo cho cái đó nữa. Ta sẽ được thảnh thơi, thong dong đi giữa dòng đời. Hành giả thọ trì giới luôn tâm niệm sống cuộc đời của người phụng sự, một cuộc đời tri túc, biết thế nào là đủ, tiết chế sự tiêu thụ, tiết chế sự đắm nhiễm của sáu căn với sáu trần.
Tham là ham muốn và đắm say một đối tượng như tiền tài, danh vọng, sắc đẹp, ăn uống, ngủ nghỉ, yêu thương… Người tham cho bản thân đã đành, đôi lúc còn tham cho cả người khác trong gia đình, bạn bè, người thương hay quốc gia… Lòng tham không biết kiềm chế gặp điều kiện sẽ bùng phát dữ dội và dẫn đến nhiều hệ quả khôn lường. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất của tâm tham chính là tham ái hay còn gọi là tâm luyến ái.

Tâm luyến ái thể hiện qua sự yêu thương nhau giữa người này với người kia, giữa ba mẹ và con cái, giữa anh chị em, giữa bạn bè… Luyến ái là thứ tình cảm còn phân biệt và dính mắc. Trong các dạng tình cảm trên thì tình yêu nam nữ là thứ tình cảm gây ra nhiều nội kết sâu nặng và khổ đau cho người. Hạnh phúc trong tình yêu thường đi đôi với khổ đau. Vì còn kẹt vào thất tình lục dục nên vui khi được sở hữu và thỏa mãn người mình-cho-là-yêu, và sầu muộn khi không còn được tiếp nối mối lương duyên ấy. Vì thế, trong Kinh Buông Bỏ Ân Ái, Đức Phật đã dạy:

Lạc thú sinh lo lắng
Ân ái sợ vô thường
”(1)

Dù mình đang hưởng thọ lạc thú hay đang vui trong ân ái thì mình cũng nơm nớp lo sợ không biết ngày mai người thương mình có còn hay không, không biết giây phút hạnh phúc này sẽ kéo dài được bao lâu, làm sao để duy trì được mối tình này mãi mãi… Dẫu biết rằng trên thế gian không gì là mãi mãi nhưng ta vẫn thích ôm ấp trong lòng hình bóng người thương. Chân lý Đức Phật đã dạy: “Yêu nhau hay ghét nhau, rốt cuộc rồi cũng phải xa nhau. Không có gì mà cơn lũ của cái chết không cuốn theo nó.”(2) Vì ta không phải là ta, người ta thương không phải là người ấy. Ta và người thương đã không có thực thì ý niệm tình yêu chỉ là huyễn mộng. Quán chiếu lại, ta thấy mình và người ấy là sắc pháp còn tình cảm lứa đôi là danh pháp. Vì duyên hợp ta tìm đến với nhau, duyên tan thì ta xa rời nhau. Tình yêu đến rồi đi, người yêu có rồi mất. Tất cả đều như một cơn gió vô thường. “Tên tuổi người ấy ta còn nghe, nhưng người ấy đã đi rồi. Người ấy dễ thương hay không dễ thương, bây giờ ta cũng không trông thấy nữa.”(3)Từ lúc mới sinh ra, ta đến với cuộc đời một mình, chưa hề biết khái niệm cô đơn.

Có cái gì phải lo cho cái đó. Có nhà phải lo giữ nhà, có xe phải lo giữ xe, có vợ hay chồng phải lo giữ. Không có nhà, không có xe, không có người yêu thì không có gì để lo sợ mất. Tâm vẽ ra tất cả, tâm vẽ ra tình yêu, vẽ ra hình sắc người yêu. Vì tham cầu ái dục nên người phóng tâm đi tìm đối tượng để cho và nhận tình yêu như con tằm tự xây kén trói buộc mình. Người đánh đổi tự do bằng hương vị của dính mắc mà không biết rằng “Những lạc thú của cuộc đời cũng giống như những gì ta thấy trong một giấc mơ. Thức dậy rồi thì không còn thấy gì nữa. Những gì mà người đời đang tham cầu cũng thế. Một khi tâm thức hết biểu hiện thì còn có gì nữa đâu?”(4) Nay yêu mai ghét, nay còn mai mất không ai biết trước được. Còn phân biệt, còn dính mắc là còn khổ đau. Người vương mang vào tình yêu không lúc nào được thảnh thơi, trái lại luôn ôm ấp trong lòng nỗi sầu lo vô tận. Do đó, muốn được giải thoát, được tự do, người tu phải biết buông bỏ ân ái, không để bất cứ hình ảnh hay âm thanh nào làm vướng bận, không để cái thương, cái ghét, cái buồn, cái lo tiếp xúc và xâm nhập vào mình.

Yêu một người đã khổ, có người yêu cùng lúc hai, ba người, hay có những vị vua có cả trăm cung tần mỹ nữ. Ta thấy hiếm có vị vua nào nhiều vợ mà sống lâu. Những người chồng hay vợ ngoại tình thường gặp cảnh gia đình đổ vỡ, con cái bơ vơ. Tâm luyến ái nếu không kiểm soát bằng chánh niệm và tỉnh thức sẽ bùng nổ như sóng tràn bờ đê và nhấn chìm ta trong dục lạc. “Ma và Phật lúc nào cũng có mặt, như chàng dũng sĩ và tên cướp trên sân khấu, phải có hai nhân vật này thì mới thành một vở kịch.”(5) Phật cao một trượng, ma cao muôn trượng. Tu tập thì rất khó nhưng lạc lối thì rất dễ. Thế gian có nhiều phiền não, nhưng không có cái phiền não nào lớn hơn cái phiền não do ái dục đem đến. Yêu bao nhiêu người cũng giống như nhân số đau khổ lên gấp bấy nhiêu lần. Tâm dục lạc sẽ dẫn người tái sinh về cõi dục giới đầy rẫy những nhiễm ô, phiền muộn. Thọ mạng con người là vô lượng. Chúng ta có mặt trên trần thế cũng do nghiệp tham ái đưa đẩy. Là người, ai cũng mang nghiệp vào thân, nghiệp cũ chưa hóa giải xong đã tạo thêm nghiệp mới thì bể khổ trầm luân không biết đâu là bờ. Ái ân là lực hút đưa ta đi vòng quanh trong bánh xe luân hồi. Buông bỏ được ái ân thì tâm như được gội rửa, thanh tịnh và thảnh thơi, rộng đường tu tập.

Tâm tham còn dẫn người đến si mê, chấp trước và nhiễm đắm. Người không có chánh niệm và tỉnh thức sẽ sống vô minh không biết mình là ai, mình muốn gì, mình đang nghĩ gì và có xu hướng hành động theo đám đông.Người đời sợ cô đơn, ta cũng sợ cô đơn. Người đời thích tham ái, ta cũng thích tham ái. Người đời thường hay sân, ta cũng hay nổi giận. Khi ham thích một đối tượng nào đó, ta thường hay bị ám ảnh bởi hình ảnh của đối tượng ấy và tìm mọi cách để sở hữu đối tượng ấy. Người thích một món ăn, buổi trưa đang làm việc ở cơ quan đã nghĩ đến cảnh buổi chiều phải ghé ngang nhà hàng quen thuộc có bán món ấy cho bằng được. Người sống bình yên một mình từ nhỏ nhưng khi lớn lên lại muốn bình yên bên một người khác. Hai người yêu nhau không hạnh phúc nhưng không có can đảm chia tay vì sợ mất người mình cho là yêu. Dù dằn vặt nhau trong đau khổ, người vẫn chấp nhận chịu đựng ngày qua ngày. Người thích ôm nhiều thứ vào lòng bất kể đó là niềm vui hay nỗi buồn. Người chơi vơi trong muôn trùng khơi không biết đâu là bến bờ. Biết đau mà vẫn cố, biết khổ mà vẫn giữ chính là thể hiện tâm tham, tâm si của chúng ta.

Ta đã qua mấy lần thơ trẻ. Lúc còn nhỏ thì tham ăn, khi lớn lên thì tham sắc, trưởng thành thì tham danh lợi, già cỗi thì tham sống. Người nữ thường hay dính mắc vào giọng nói và người nam thường hay dính mắc vào hình sắc. Khi ta nói ta thương một ai đó thì nên quán chiếu lại ta có thực sự thương người đó không hay ta thương cái tự ngã của mình. Các yếu tố lôi kéo con người ở lại trần thế nhiều nhất chính là năm dục: tài, sắc, danh, thực, thùy. Vì người cho rằng ta là ta, cái này là của ta, gia đình là của ta, người thương là của ta nên ta ra sức làm mọi thứ để có được. Vì thương thân, muốn chiều chuộng tấm thân này nên ta ra sức làm kiếm tiền để cung phụng cho nhan sắc được mỹ miều, cho đôi tai được nghe những âm thanh ngon ngọt, cho cơ thể được những xúc chạm dễ chịu và cho danh tiếng được bay cao… Do vô minh, chúng ta liên tục cung cấp thức ăn dục lạc cho sáu căn mà không biết rằng cuộc đời là giả tạm, mọi thứ đều vô thường. Thân giả hợp rồi cũng tan rã. Càng chiều chuộng tấm thân bằng dục lạc, ta càng bị đắm nhiễm vào bể khổ dục giới. Tất cả chỉ là danh sắc. Thân là sắc, ý niệm là danh. Không có cái đẹp cũng không có cái xấu. Không có cái sướng cũng không có cái khổ. Kẹt vào danh từ và ý niệm là kẹt vào danh và sắc, kẹt vào cái biểu hiện không thực và trói buộc mình trong chiếc kén của phiền não. Nếu không biết quán chiếu và nhận diện danh sắc vô thường, ta sẽ mãi đeo đuổi thú đau thương trong kiếp này và hằng hà sa số kiếp sau.

Thực tập vô tham sẽ đưa ta đến vô lo, vô ưu và vô nghiệp. Bằng cách cho đi đến tận cùng chúng ta sẽ được giải phóng khỏi ý niệm sở hữu. Không có cái gì thì sẽ không còn lo cho cái đó nữa. Ta sẽ được thảnh thơi, thong dong đi giữa dòng đời. Hành giả thọ trì giới luôn tâm niệm sống cuộc đời của người phụng sự, một cuộc đời tri túc, biết thế nào là đủ, tiết chế sự tiêu thụ, tiết chế sự đắm nhiễm của sáu căn với sáu trần. Chúng ta dừng lại không phải đứng một chỗ mà là dừng lại tâm tham của mình, dừng lại những ham muốn đòi hỏi trong tâm, nhận ra những cái mình đang tác ý để ngăn chặn phạm giới và tạo nghiệp. Một khi không còn ý niệm nữa thì Niết Bàn hiện tiền. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta nổi giận, xua đuổi khi phát hiện tâm tham nổi lên. Tất cả các cảm thọ đều có sinh diệt. Thiền sinh khi thực tập nhận diện điểm bắt đầu – kết thúc của cảm thọ trong chánh niệm. Vì đời sống vô thường nên ta mỉm cười cho tất cả dù đó là khổ đau hay hạnh phúc. Thực tập kham nhẫn, kiềm chế sáu tâm phiền não, bỏ tâm phân biệt và đặc biệt là rải tâm từ đến tất cả chúng sinh sẽ mang đến cho chúng ta một cuộc đời trong sạch và thảnh thơi.

Ta vẫn còn đến đi thong dong
Có không còn mất chẳng băn khoăn
Bước chân con hãy về thanh thản
Không tròn không khuyết một vầng trăng
”(6)

 

(1), (2), (3), (4) Kinh Buông Bỏ Ân Ái, Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ sáu, Đại Tạng Tân Tu 198

(5) Trích sách Người Vô Sự, HT. Thích Nhất Hạnh, Phương Nam Book, NXB Tri Thức

(6) Trích bài thơ “Đến đi thong dong” – HT. Thích Nhất Hạnh
Tường lam - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

biết yêu là đau nhưng sao vẫn cố biet yeu la dau nhung sao van co tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Viết 泰卦 ri 人生是 旅程 風景 tanh CÃn Chúng ngua Nhç dung che ai het giao dễ hay khó Thiên tàu thé tức phat lich 2561 Bình minh quê mình Nhà Phật 抢罡 Mối pháp Sức 不空羂索心咒梵文 Do 因地當中 Âm giÃÆi năm học phật dem tue giac vo cung tuÃƒÆ Bạn tôi dung voi mang con bat hieu Su van hanh 正信的佛教 tuoi tre voi long tu bi mệt ngủ của thế tôn Dẫu Liệu mie big åº yeu của sửa 10 điều không cầu khi đi chùa lễ phật loi viết phat phap 願力的故事 chùa thanh lương tưởng tá quan テス Lý Húy Giáo hoa thuong thich binh minh 1924 Nghiện điện thoại gây hại cho sức tin