Nguyện kiểm soát tâm thức mình không để cho bất cứ một xúc cảm bấn loạn nào xuất hiện Đấy là cách luyện tập sự chú tâm và cảnh giác giúp chủ động tâm thức, không cho các tác ý tiêu cực hiển hiện mang lại các hành động tai hại
Bồ tát đạo hay Tám tiết thơ giúp tập luyện Tâm thức

Nguyện kiểm soát tâm thức mình không để cho bất cứ một xúc cảm bấn loạn nào xuất hiện. Đấy là cách luyện tập sự chú tâm và cảnh giác giúp chủ động tâm thức, không cho các tác ý tiêu cực hiển hiện mang lại các hành động tai hại.


Của nhà sư Tây Tạng Guéshé Langri Tangpa (1054-1123)

Nguyện mang lại an vui,

Cho tất cả chúng sinh.

Tôi xin yêu thương họ,

Với tất cả lòng tôi.

Trong tất cả chúng sinh,

Nguyện làm người kém nhất.

Cầu xin cho tất cả,

Chúng sinh đều hơn tôi.

Nguyện canh chừng trong tôi,

Xúc cảm nào bấn loạn?

Quyết tâm tôi diệt bỏ,

Tinh khiết đáy lòng tôi.

Chúng sinh nào hung dữ,

Gieo đau thương mênh mông,

Tôi xin yêu thương họ,

Như kho tàng vô giá.

Những ai ngược đãi tôi,

Nhục mạ, vu khống tôi,

Nhẫn nhục tôi chịu đựng,

Vinh quang này hiến dâng.

Những ai dù vô cớ,

Làm tổn thương cho tôi,

Tôi xin biết ơn họ,

Như vị thầy tối thượng.

Nơi muôn ngàn thế giới,

Chúng sinh đều là mẹ.

Khổ đau nào con gánh,

Hạnh phúc này con dâng.

Giữa cuộc đời ảo giác,

Con đường tu không hoen.

Vững tâm tôi cất bước,

Một cõi nào trống không?


Trên đây là những vần "chuyển ngữ" (hay "mượn ý") từ "Tám tiết thơ giúp tập luyện tâm thức" của nhà sư Tây Tạng Guéshé Langri Tangpa (1054-1123), mô tả con đường của người Bồ-tát. Con đường đó biểu trưng bởi tám lời nguyện ước và các hành động như sau:

Tiết 1: Nguyện yêu thương và mang lại an vui cho tất cả chúng sinh. Đấy là mục tiêu tiên khởi và quan trọng nhất của người Bồ-tát.

Tiết 2: Nguyện làm người kém cỏi nhất và xem tất cả chúng sinh đều hơn mình. Đấy là cách luyện tập sự khiêm tốn và nhún nhường.

Tiết 3: Nguyện kiểm soát tâm thức mình không để cho bất cứ một xúc cảm bấn loạn nào xuất hiện. Đấy là cách luyện tập sự chú tâm và cảnh giác giúp chủ động tâm thức, không cho các tác ý tiêu cực hiển hiện mang lại các hành động tai hại.

Tiết 4: Nguyện xem tất cả chúng sinh hung dữ là những kho tàng vô giá, vì nhờ họ mà mình phát huy được lòng tha thứ.

Tiết 5: Nguyện nhẫn nhục chịu đựng trước sự ngược đãi, nhục mạ và vu khống của người khác, hầu tập cho mình xóa bỏ hận thù.

Tiết 6: Nguyện đối xử với những ai vô cớ làm tổn thương cho mình như những vị thầy quý giá nhất, vì chính họ đã dạy cho mình sự nhẫn nhục.

Tiết 7: Nguyện xem tất cả chúng sinh đều là mẹ của mình, hầu đủ sức gánh chịu tất cả khổ đau của họ và hiến dâng hạnh phúc của mình cho họ.

Tiết 8: Nguyện giữ con đường tu tập không bị hoen ố bởi những lo toan thế tục và để nhận thấy mọi hiện tượng đều là ảo giác, hầu giúp mình đạt được giác ngộ để phục vụ chúng sinh hữu hiệu hơn.

(Có thể xem thêm bài bình giảng của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về "Tám Tiết thơ giúp tập luyện tâm thức" của nhà sư Tây Tạng trên đây, trên các trang Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức, v.v...)
 

Bures-Sur-Yvette, 02.09.11

Hoang phong


Về Menu

bồ tát đạo hay tám tiết thơ giúp tập luyện tâm thức bo tat dao hay tam tiet tho giup tap luyen tam thuc tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

四重恩是哪四重 สวดกฐ น vien 간화선이란 사념처 白骨观全文 地藏經教學 菩提阁官网 đối đuổi 乾九 演若达多 tám 七之佛九之佛相好大乘 Nắng ơi xin đừng cháy trên vai mẹ gầy 康 惡 xÃ ç¾ 蹇卦详解 三乘總要悟無為 轉識為智 Dâu 念心經可以在房間嗎 gi廕 宗教信仰 不吃肉 Đóa hoa giữa bùn lầy thieu トO pháp Lễ Vu Lan xa mẹ 淨空法師 李木源 著書 Phật giáo 妙性本空 无有一法可得 ï½ お仏壇 お手入れ お墓のお手入れ方法 空中生妙有 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 vai net ve tu tuong giai thoat trong lich su triet Thiền 藏红色 trá Ÿ 一真法界 trÃ Æ tổng Bì cuốn chay Bàn tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất Ä Æ น ยาม ๕ 所住而生其心 Lược sử 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông