Nguyện kiểm soát tâm thức mình không để cho bất cứ một xúc cảm bấn loạn nào xuất hiện Đấy là cách luyện tập sự chú tâm và cảnh giác giúp chủ động tâm thức, không cho các tác ý tiêu cực hiển hiện mang lại các hành động tai hại
Bồ tát đạo hay Tám tiết thơ giúp tập luyện Tâm thức

Nguyện kiểm soát tâm thức mình không để cho bất cứ một xúc cảm bấn loạn nào xuất hiện. Đấy là cách luyện tập sự chú tâm và cảnh giác giúp chủ động tâm thức, không cho các tác ý tiêu cực hiển hiện mang lại các hành động tai hại.


Của nhà sư Tây Tạng Guéshé Langri Tangpa (1054-1123)

Nguyện mang lại an vui,

Cho tất cả chúng sinh.

Tôi xin yêu thương họ,

Với tất cả lòng tôi.

Trong tất cả chúng sinh,

Nguyện làm người kém nhất.

Cầu xin cho tất cả,

Chúng sinh đều hơn tôi.

Nguyện canh chừng trong tôi,

Xúc cảm nào bấn loạn?

Quyết tâm tôi diệt bỏ,

Tinh khiết đáy lòng tôi.

Chúng sinh nào hung dữ,

Gieo đau thương mênh mông,

Tôi xin yêu thương họ,

Như kho tàng vô giá.

Những ai ngược đãi tôi,

Nhục mạ, vu khống tôi,

Nhẫn nhục tôi chịu đựng,

Vinh quang này hiến dâng.

Những ai dù vô cớ,

Làm tổn thương cho tôi,

Tôi xin biết ơn họ,

Như vị thầy tối thượng.

Nơi muôn ngàn thế giới,

Chúng sinh đều là mẹ.

Khổ đau nào con gánh,

Hạnh phúc này con dâng.

Giữa cuộc đời ảo giác,

Con đường tu không hoen.

Vững tâm tôi cất bước,

Một cõi nào trống không?


Trên đây là những vần "chuyển ngữ" (hay "mượn ý") từ "Tám tiết thơ giúp tập luyện tâm thức" của nhà sư Tây Tạng Guéshé Langri Tangpa (1054-1123), mô tả con đường của người Bồ-tát. Con đường đó biểu trưng bởi tám lời nguyện ước và các hành động như sau:

Tiết 1: Nguyện yêu thương và mang lại an vui cho tất cả chúng sinh. Đấy là mục tiêu tiên khởi và quan trọng nhất của người Bồ-tát.

Tiết 2: Nguyện làm người kém cỏi nhất và xem tất cả chúng sinh đều hơn mình. Đấy là cách luyện tập sự khiêm tốn và nhún nhường.

Tiết 3: Nguyện kiểm soát tâm thức mình không để cho bất cứ một xúc cảm bấn loạn nào xuất hiện. Đấy là cách luyện tập sự chú tâm và cảnh giác giúp chủ động tâm thức, không cho các tác ý tiêu cực hiển hiện mang lại các hành động tai hại.

Tiết 4: Nguyện xem tất cả chúng sinh hung dữ là những kho tàng vô giá, vì nhờ họ mà mình phát huy được lòng tha thứ.

Tiết 5: Nguyện nhẫn nhục chịu đựng trước sự ngược đãi, nhục mạ và vu khống của người khác, hầu tập cho mình xóa bỏ hận thù.

Tiết 6: Nguyện đối xử với những ai vô cớ làm tổn thương cho mình như những vị thầy quý giá nhất, vì chính họ đã dạy cho mình sự nhẫn nhục.

Tiết 7: Nguyện xem tất cả chúng sinh đều là mẹ của mình, hầu đủ sức gánh chịu tất cả khổ đau của họ và hiến dâng hạnh phúc của mình cho họ.

Tiết 8: Nguyện giữ con đường tu tập không bị hoen ố bởi những lo toan thế tục và để nhận thấy mọi hiện tượng đều là ảo giác, hầu giúp mình đạt được giác ngộ để phục vụ chúng sinh hữu hiệu hơn.

(Có thể xem thêm bài bình giảng của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về "Tám Tiết thơ giúp tập luyện tâm thức" của nhà sư Tây Tạng trên đây, trên các trang Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức, v.v...)
 

Bures-Sur-Yvette, 02.09.11

Hoang phong


Về Menu

bồ tát đạo hay tám tiết thơ giúp tập luyện tâm thức bo tat dao hay tam tiet tho giup tap luyen tam thuc tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

tuoi tre MÃƒÆ 佛教教學 Quả lựu có công dụng trị bệnh và làm 無分別智 Bác Hồ và Phật giáo 度母观音 功能 使用方法 đọc tuc bình đẳng nam ki tich luon duoc tao ra boi nhung con nguoi co thống 二哥丰功效 thien tang Trái tim bất tử Kỳ 4 Sự thật về 佛教蓮花 饿鬼 描写 thuong 천태종 대구동대사 도산스님 激安仏壇店 Ngụ ngôn lá ç æŒ Con đầy là lúc mẹ vơi ก จกรรมทอดกฐ น Chìa 陧盤 ti คนเก ยจคร าน ไๆาา แากกา ประสบแต ความด Dấu yêu quẠcáo Dấu yêu Mẹ Và một chuyến đi 築地本願寺 盆踊り giữ giới là con đường tươi sáng cho tai vào 必使淫心身心具断 每年四月初八 仏壇 おしゃれ 飾り方 僧人食飯的東西 墓地の販売と購入の注意点 nếu có ai mượn tiền con hãy nói điều 飞来寺 Thiền sư ở đâu お仏壇 お供え りんの音色