Nguyện kiểm soát tâm thức mình không để cho bất cứ một xúc cảm bấn loạn nào xuất hiện Đấy là cách luyện tập sự chú tâm và cảnh giác giúp chủ động tâm thức, không cho các tác ý tiêu cực hiển hiện mang lại các hành động tai hại
Bồ tát đạo hay Tám tiết thơ giúp tập luyện Tâm thức

Nguyện kiểm soát tâm thức mình không để cho bất cứ một xúc cảm bấn loạn nào xuất hiện. Đấy là cách luyện tập sự chú tâm và cảnh giác giúp chủ động tâm thức, không cho các tác ý tiêu cực hiển hiện mang lại các hành động tai hại.


Của nhà sư Tây Tạng Guéshé Langri Tangpa (1054-1123)

Nguyện mang lại an vui,

Cho tất cả chúng sinh.

Tôi xin yêu thương họ,

Với tất cả lòng tôi.

Trong tất cả chúng sinh,

Nguyện làm người kém nhất.

Cầu xin cho tất cả,

Chúng sinh đều hơn tôi.

Nguyện canh chừng trong tôi,

Xúc cảm nào bấn loạn?

Quyết tâm tôi diệt bỏ,

Tinh khiết đáy lòng tôi.

Chúng sinh nào hung dữ,

Gieo đau thương mênh mông,

Tôi xin yêu thương họ,

Như kho tàng vô giá.

Những ai ngược đãi tôi,

Nhục mạ, vu khống tôi,

Nhẫn nhục tôi chịu đựng,

Vinh quang này hiến dâng.

Những ai dù vô cớ,

Làm tổn thương cho tôi,

Tôi xin biết ơn họ,

Như vị thầy tối thượng.

Nơi muôn ngàn thế giới,

Chúng sinh đều là mẹ.

Khổ đau nào con gánh,

Hạnh phúc này con dâng.

Giữa cuộc đời ảo giác,

Con đường tu không hoen.

Vững tâm tôi cất bước,

Một cõi nào trống không?


Trên đây là những vần "chuyển ngữ" (hay "mượn ý") từ "Tám tiết thơ giúp tập luyện tâm thức" của nhà sư Tây Tạng Guéshé Langri Tangpa (1054-1123), mô tả con đường của người Bồ-tát. Con đường đó biểu trưng bởi tám lời nguyện ước và các hành động như sau:

Tiết 1: Nguyện yêu thương và mang lại an vui cho tất cả chúng sinh. Đấy là mục tiêu tiên khởi và quan trọng nhất của người Bồ-tát.

Tiết 2: Nguyện làm người kém cỏi nhất và xem tất cả chúng sinh đều hơn mình. Đấy là cách luyện tập sự khiêm tốn và nhún nhường.

Tiết 3: Nguyện kiểm soát tâm thức mình không để cho bất cứ một xúc cảm bấn loạn nào xuất hiện. Đấy là cách luyện tập sự chú tâm và cảnh giác giúp chủ động tâm thức, không cho các tác ý tiêu cực hiển hiện mang lại các hành động tai hại.

Tiết 4: Nguyện xem tất cả chúng sinh hung dữ là những kho tàng vô giá, vì nhờ họ mà mình phát huy được lòng tha thứ.

Tiết 5: Nguyện nhẫn nhục chịu đựng trước sự ngược đãi, nhục mạ và vu khống của người khác, hầu tập cho mình xóa bỏ hận thù.

Tiết 6: Nguyện đối xử với những ai vô cớ làm tổn thương cho mình như những vị thầy quý giá nhất, vì chính họ đã dạy cho mình sự nhẫn nhục.

Tiết 7: Nguyện xem tất cả chúng sinh đều là mẹ của mình, hầu đủ sức gánh chịu tất cả khổ đau của họ và hiến dâng hạnh phúc của mình cho họ.

Tiết 8: Nguyện giữ con đường tu tập không bị hoen ố bởi những lo toan thế tục và để nhận thấy mọi hiện tượng đều là ảo giác, hầu giúp mình đạt được giác ngộ để phục vụ chúng sinh hữu hiệu hơn.

(Có thể xem thêm bài bình giảng của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về "Tám Tiết thơ giúp tập luyện tâm thức" của nhà sư Tây Tạng trên đây, trên các trang Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức, v.v...)
 

Bures-Sur-Yvette, 02.09.11

Hoang phong


Về Menu

bồ tát đạo hay tám tiết thơ giúp tập luyện tâm thức bo tat dao hay tam tiet tho giup tap luyen tam thuc tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

tâm bình thế giới bình 9 hòa bình bắt quÃƒÆ Làm thế nào để có trí nhớ nhạy bén khái niệm phật giáo về nghệ thuật ý đâu 藥師琉璃光如來本願功德經 đức phật vi à Þ tram trá phan 5 quà nhung hinh anh dang nho tai khoa tu mua he 2013 cánh chùa bát nhã Ông Lê Thành Ân Tân Tổng Lãnh sự Mỹ пѕѓ ha tinh niem khuc thang tu bún đừng hiểu đạo phật như là một tôn văn hóa uống trà nét đẹp truyền Nguyên nhân phân phái đầu tiên trong Tư liệu đặc biệt về hậu duệ Thánh đừng để năm tháng trôi qua trong hối Hồi hướng Đau Sống hạnh phúctheo Phật giáo cuoc doi cua duc phat la bai hoc de chung ta phai Thuốc lá điện tử cũng gây hại tim 即刻往生西方 giai thoại về tam vị thiền tăng tảo Chùa Linh Ứng Sơn Trà hoa nghiêm cổ tự Tưởng niệm Đại đức khai sơn chùa Ăn chay đúng cách Nghệ 有人願意加日我ㄧ起去 白骨观 危险性 maha 1993 俱利伽羅劍用處 Có liệu pháp mới làm chậm tiểu Ngũ ấm ma trong chúng ta 摩訶俱絺羅 Những món ăn trong hội chùa của Bắc tức phap mon tinh do la phap mon dua tren nen tang tu î ï