Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phật bảo ngài Bồ tát Đại Thế Chí rằng Các Ông nên biết, những vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di thọ trì kinh Pháp Hoa mà nếu ai dùng lời thô ác mắng nhiếc, sẽ bị trọng báo, trái lại người trì kinh này được công
Bồ-tát Thường Bất Khinh

Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phật bảo ngài Bồ-tát Đại Thế Chí rằng : "Các Ông nên biết, những vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di thọ trì kinh Pháp Hoa mà nếu ai dùng lời thô ác mắng nhiếc, sẽ bị trọng báo, trái lại người trì kinh này được công đức lớn, sáu căn thanh tịnh".
 
Như xưa trong thời tượng pháp của đức Phật Oai Âm Vương, giữa hàng tăng thượng mạn Tỳ-kheo, có vị Bồ-tát là Thường Bất Khinh, Vị Bồ-tát ấy phàm thấy hàng xuất gia, tại gia, nam nữ... đều cung kính lễ bái khen ngợi rằng : "Tôi rất kính trọng các ngài, không dám khinh mạn, vì các ngài đều tu hành đạo Bồ-tát, sẽ đăng thành Phật". Ngoài sự lễ bái tán thán ấy vị Tỳ-kheo kia không hề đọc tụng kinh điển gì, nhưng gặp ai cũng chỉ lễ bái, tán thán và nói : "Tôi không dám khinh các người vì các người sẽ được làm Phật".

Đến nỗi có người vì tâm chưa đặng thanh tịnh, nổi giận, mắng nhiếc : Ông Vô trí Tỳ-kheo cớ sao đến đây tự nói tôi không dám khinh người và thọ ký cho ta sẽ thành Phật, đó chỉ là nói dối, ta không dùng làm chi ? Có khi còn bị người ta lấy roi gậy, ngói đá đánh đập, ông trốn chạy qua một nơi xa mà còn lớn tiếng nói lại : "Tôi không dám khinh các người, các người đều sẽ làm Phật".

Như vậy trải qua nhiều năm, dù bị khổ nhục cũng không sanh sân hận, nên các tăng thượng mạn Tỳ-kheo đều gọi vị Tỳ-kheo kia là Thường Bất Khinh. Vị Tỳ-kheo ấy khi mạng chung được nghe giữa hư không, Phật Oai Âm Vương nói kinh Pháp Hoa, đủ các công đức, lục căn thanh tịnh, sau rộng nói kinh Pháp Hoa lại cho mọi người đều nghe như mình đã được nghe vậy.

"Tất cả đều có Phật tánh". "Hết thảy đều làm Phật-đà". Đó là lời dạy không tiền khoán hậu, chỉ có đạo Phật mới thừa nhận và thuyết minh cái giá trị vô thượng ấy của muôn loài. Đó là một đặc điểm làm cho đạo Phật vượt hẳn lên trên tất cả tôn giáo học thuyết thế gian.

Cho nên người Phật tử chân chính là phải luôn luôn cố gắng phát huy Phật tánh cao quý cho mình và chúng sinh, không xem thường, không khinh rẻ một chúng sinh nào, dù là hạng người mà xã hội cho là thấp kém, huống chi đến sự giết hại một cách vô ý thức, vì tư kỶ, vì vô minh. Vậy nên, hết thảy hành động tự lợi, lợi tha của người Phật tử mà gọi rằng lợi, là phải hướng về mục đích "phát huy Phật tánh" ấy.

Phật tử gánh vác nhiệm vụ ấy và hành động với tất cả cố gắng vì tự nhận là bổn phận thì dầu bị khổ nhục, dầu bị tai hại gì, cũng bền chí lướt qua và coi đó là thành công chứ không phải hy sinh. Ngài Bồ-tát Thường Bất Khinh là tượng trưng đầy đủ cho tinh thần Phật tử đó vậy.
 

Về Menu

bồ tát thường bất khinh bo tat thuong bat khinh tin tuc phat giao hoc phat

bÃƒÆ n 五戒十善 hon soi va loi noi An tâm 迴向 意思 Vài nét về cuộc đời và đạo nghiệp Về thời gian vua Lý Thái Tổ đăng quang ban ve duc tin trong dao phat 霊園 横浜 ส วรรณสามชาดก Bí mật dinh dưỡng của hạt オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ cÙt cách cúng rằm tháng bảy tại nhà hợp cuu tro Điều 鎌倉市 霊園 Công 饿鬼 描写 Cắt tỉa cho đĩa trái cây thêm sành ngàn cửa ngõ huyết thống và tâm linh bình thế nào là một dân tộc văn minh từ buổi lễ truyền ngôi cho con của vua nhu huyen trong kinh kim cuong hai tuong phat tren dinh nui duoc xac lap ky luc ngÃ Æ n Ä Ã tuyen tap 10 bai so 132 quan điểm của đức phật về vấn đề từ thí vô giá hội đến thủy lục pháp 仏壇 通販 Trái åº คนเก ยจคร าน Du xuân giữa đất tang 川井霊園 ไๆาา แากกา 念空王啸 Ngay cải tạo và xây mới các công trình tín อ ตาต จอส 佛经讲 男女欲望 佛教教學 giã³ กรรม รากศ พท