Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường đang khuyến khích người tiêu thụ mua các sản phẩm trồng tại địa phương để giảm bớt các loại khí thải làm thay đổi khí hậu. Nhưng liệu thay đổi các loại thực phẩm có giúp đem lại hiệu quả hơn hay không? Câu trả lời là Có, theo như một bài đang trên tập san Khoa học và Công nghệ Môi trường. Theo tường trình của Thông Tín Viên Rosanne Skirble, bài báo này nói rằng các loại thịt heo thịt bò và các món ăn làm bằng sữa đã tạo ra gần phân nửa các loại khí gây hiệu ứng nhà kính từ những thức ăn mà một gia đình người Mỹ trung bình đã tiêu thụ.

	Bớt ăn thịt để cứu nguy cho trái đất

Bớt ăn thịt để cứu nguy cho trái đất

Phần lớn năng lượng sử dụng thải khí carbon dioxide, và các khí thải khác gây hiệu ứng nhà kính

Có một cái giá về môi trường mà chúng ta phải trả khi đưa thực phẩm từ nông trại đến bàn ăn. Thực phẩm càng di chuyển xa bao nhiêu thì khí thải từ xe cộ, tàu bè, máy bay để chở các thực phẩm đó càng tăng lên. Nhiều người cho rằng nếu chúng ta có thể giảm thiểu số năng lượng dùng cho việc này, chúng ta có thể giảm thiểu số khí thải carbon do việc chuyên chở này gây ra.

Ông Christopher Weber, Giáo sư môn môi trường và công chánh tại trường đại học Carnegie Mellon, người đứng đầu cuộc nghiên cứu này đưa ra một ví dụ.

Giáo sư Weber nói: “Giả sử như một miếng sườn heo. Đây không phải chỉ là chuyện chuyên chở heo từ chuồng trại đến cho người tiêu thụ, mà còn là chuyện chở bắp từ những ruộng bắp về cho heo ăn, chở phân bón từ nhà máy sản xuất đến cánh đồng trồng bắp; và ngược lại, và nếu truy nguyên tận ngọn nguồn thì người ta cũng phải sử dụng phương tiện để vận chuyển dầu hỏa từ Ả Rập Saudi sang Hoa Kỳ.

Nhóm nghiên cứu của giáo sư Weber xem xét toàn bộ chu kỳ thải các loại khí gây hiệu ứng nhà kính trong qui trình sản xuất thực phẩm để cung ứng cho một gia đình người Mỹ bình thường tiêu dùng. Họ phát hiện ra rằng chuyên chở không phải là khâu chính gây ra các loại khí này.
 
Chuyên chở chỉ chiếm 11% các loại khí gây hiệu ứng nhà kính có liên quan đến thực phẩm, và trong khâu giao hàng cuối cùng từ nhà nuôi trồng đến các chợ, nó chỉ chiếm có 4%. Hầu hết phần còn lại là do các phương thức canh tác và sản xuất.

Giáo sư Weber nói rằng khí mê-tan và khí ốc-xít ni-tơ từ phân động vật gây ô nhiễm nhiều hơn khí carbon dioxide, là loại khí quen thuộc mà người ta hay cho là thủ phạm chính trong các loại khí gây hiệu ứng nhà kính.

Giáo sư Weber giải thích: “Các giống vật này thải ra rất nhiều phân, mà nếu không xử lý đúng cách, giống như người Mỹ chúng ta đang xử lý, thì có thể thải ra khí mê-tan và khí ốc-xít ni-tơ nguy hại nhiều gấp 20 đến 200 lần khí carbon.”

Nói một cách đơn giản, thịt heo và thịt bò tạo ra các loại khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều hơn bất kỳ loại thức ăn nào khác.

Giáo sư Weber đề nghị: “Chúng ta có thể tạo ra thay đổi lớn nếu chúng ta ăn ít các loại thịt được nuôi bằng các loại hạt, hoặc ăn ít các món chế biến từ sữa, sự thay đổi này còn nhiều hơn là khi chúng ta ăn những thực phẩm được nuôi trồng tại địa phương.”

Thật vậy, giáo sư Weber nói, nếu mỗi tuần một ngày, thay vì ăn thịt bò chúng ta chuyển sang ăn thịt gà, cá hoặc trứng, hoặc ăn toàn rau cải, thì sẽ có tác động cho môi trường nhiều hơn là khi chúng ta mua thực phẩm nuôi trồng tại địa phương cho cả gia đình trong nguyên một năm.

Giáo sư Weber phân tích: “Điều đó có nghĩa là chúng ta đã giảm bớt được cho một chiếc xe khỏi phải chạy 1.600 kilomet trong vòng một năm. Nếu một gia đình trung bình chuyển toàn bộ chế độ ăn uống từ thịt sang không có thịt, hoặc từ thịt sang cá gà, thì coi như chúng ta đã giảm bớt cho xe cộ khỏi chạy một đoạn đường khoảng 13.000 kilomét một năm.”

Đoạn đường này tương đương với phân nửa đoạn đường mà một gia đình người Mỹ trung bình phải lái xe một năm.

Giáo sư Weber đã làm những gì ông nói. Ông không còn ăn thịt bò, thịt heo nữa và vào ngày lễ Tạ Ơn năm nay, ông nấu các món ăn truyền thống bằng rau cải trồng tại địa phương của ông, vì biết rằng làm như thế sẽ giảm bớt lượng khí độc thải ra.

Giáo sư Weber nói: “Tôi không thức sự đi đến chỗ đong đếm xem cách nấu nướng của tôi làm giảm bớt được bao nhiêu khí gây hiệu ứng nhà kính, nhưng tôi khá tin rằng sẽ giảm đáng kể.”

Giáo sư Weber nói rằng trong giai đoạn kế tiếp của cuộc nghiên cứu mà ông đang thực hiện, ông hy vọng tìm cách giải quyết được tác động của khí thải trong việc sử dụng đất đai canh tác, và các lề lối nuôi trồng khác nhau.

Theo VOA


Về Menu

Bớt ăn thịt để cứu nguy cho trái đất

åº Con đầy là lúc mẹ vơi xuân nhật tức sự và phút giây đại Thanh long và 9 công dụng tuyệt vời 白骨观 危险性 三身 chùa hội khánh nghiep co the dung nghi le boi toan de hoa giai 大法寺 愛西市 hoa va rac 長谷寺 僧堂安居者募集 鼎卦 若我說天地 13 cách nói để dạy con vâng lời bố 佛说如幻三昧经 Phạm Ä Ãºng Khái niệm thời gian trong Phật giáo 錫杖 Chuyện xưa mai trắng Hà thành y nghia cua hai tu cam on Hi 惨重 僧秉 nguy cơ phát triển bệnh ung thư ở Tấm gương sáng ngời cho mọi thế hệ Vận động ß sua kinh khong bang hieu kinh va tu theo kinh 既濟卦 四十二章經全文 Khánh Hòa Lễ húy kỵ Tổ khai sơn chùa トO 菩提阁官网 yeu va chet Mâm lạm Tương thanh đạm với bì cuốn chay Ăn chay đúng cách Nguy cơ phát triển bệnh ung thư ở phật hóa gia đình cà 加持 Mùi quê hương ฆฎ ฑโธ ฎ ณ๓โธฌ 百工斯為備 講座 Nước tăng lực có thể gây ngộ 念佛人多有福气 Vận động viên cử tạ ăn chay tại