Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường đang khuyến khích người tiêu thụ mua các sản phẩm trồng tại địa phương để giảm bớt các loại khí thải làm thay đổi khí hậu. Nhưng liệu thay đổi các loại thực phẩm có giúp đem lại hiệu quả hơn hay không? Câu trả lời là Có, theo như một bài đang trên tập san Khoa học và Công nghệ Môi trường. Theo tường trình của Thông Tín Viên Rosanne Skirble, bài báo này nói rằng các loại thịt heo thịt bò và các món ăn làm bằng sữa đã tạo ra gần phân nửa các loại khí gây hiệu ứng nhà kính từ những thức ăn mà một gia đình người Mỹ trung bình đã tiêu thụ.

	Bớt ăn thịt để cứu nguy cho trái đất

Bớt ăn thịt để cứu nguy cho trái đất

Phần lớn năng lượng sử dụng thải khí carbon dioxide, và các khí thải khác gây hiệu ứng nhà kính

Có một cái giá về môi trường mà chúng ta phải trả khi đưa thực phẩm từ nông trại đến bàn ăn. Thực phẩm càng di chuyển xa bao nhiêu thì khí thải từ xe cộ, tàu bè, máy bay để chở các thực phẩm đó càng tăng lên. Nhiều người cho rằng nếu chúng ta có thể giảm thiểu số năng lượng dùng cho việc này, chúng ta có thể giảm thiểu số khí thải carbon do việc chuyên chở này gây ra.

Ông Christopher Weber, Giáo sư môn môi trường và công chánh tại trường đại học Carnegie Mellon, người đứng đầu cuộc nghiên cứu này đưa ra một ví dụ.

Giáo sư Weber nói: “Giả sử như một miếng sườn heo. Đây không phải chỉ là chuyện chuyên chở heo từ chuồng trại đến cho người tiêu thụ, mà còn là chuyện chở bắp từ những ruộng bắp về cho heo ăn, chở phân bón từ nhà máy sản xuất đến cánh đồng trồng bắp; và ngược lại, và nếu truy nguyên tận ngọn nguồn thì người ta cũng phải sử dụng phương tiện để vận chuyển dầu hỏa từ Ả Rập Saudi sang Hoa Kỳ.

Nhóm nghiên cứu của giáo sư Weber xem xét toàn bộ chu kỳ thải các loại khí gây hiệu ứng nhà kính trong qui trình sản xuất thực phẩm để cung ứng cho một gia đình người Mỹ bình thường tiêu dùng. Họ phát hiện ra rằng chuyên chở không phải là khâu chính gây ra các loại khí này.
 
Chuyên chở chỉ chiếm 11% các loại khí gây hiệu ứng nhà kính có liên quan đến thực phẩm, và trong khâu giao hàng cuối cùng từ nhà nuôi trồng đến các chợ, nó chỉ chiếm có 4%. Hầu hết phần còn lại là do các phương thức canh tác và sản xuất.

Giáo sư Weber nói rằng khí mê-tan và khí ốc-xít ni-tơ từ phân động vật gây ô nhiễm nhiều hơn khí carbon dioxide, là loại khí quen thuộc mà người ta hay cho là thủ phạm chính trong các loại khí gây hiệu ứng nhà kính.

Giáo sư Weber giải thích: “Các giống vật này thải ra rất nhiều phân, mà nếu không xử lý đúng cách, giống như người Mỹ chúng ta đang xử lý, thì có thể thải ra khí mê-tan và khí ốc-xít ni-tơ nguy hại nhiều gấp 20 đến 200 lần khí carbon.”

Nói một cách đơn giản, thịt heo và thịt bò tạo ra các loại khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều hơn bất kỳ loại thức ăn nào khác.

Giáo sư Weber đề nghị: “Chúng ta có thể tạo ra thay đổi lớn nếu chúng ta ăn ít các loại thịt được nuôi bằng các loại hạt, hoặc ăn ít các món chế biến từ sữa, sự thay đổi này còn nhiều hơn là khi chúng ta ăn những thực phẩm được nuôi trồng tại địa phương.”

Thật vậy, giáo sư Weber nói, nếu mỗi tuần một ngày, thay vì ăn thịt bò chúng ta chuyển sang ăn thịt gà, cá hoặc trứng, hoặc ăn toàn rau cải, thì sẽ có tác động cho môi trường nhiều hơn là khi chúng ta mua thực phẩm nuôi trồng tại địa phương cho cả gia đình trong nguyên một năm.

Giáo sư Weber phân tích: “Điều đó có nghĩa là chúng ta đã giảm bớt được cho một chiếc xe khỏi phải chạy 1.600 kilomet trong vòng một năm. Nếu một gia đình trung bình chuyển toàn bộ chế độ ăn uống từ thịt sang không có thịt, hoặc từ thịt sang cá gà, thì coi như chúng ta đã giảm bớt cho xe cộ khỏi chạy một đoạn đường khoảng 13.000 kilomét một năm.”

Đoạn đường này tương đương với phân nửa đoạn đường mà một gia đình người Mỹ trung bình phải lái xe một năm.

Giáo sư Weber đã làm những gì ông nói. Ông không còn ăn thịt bò, thịt heo nữa và vào ngày lễ Tạ Ơn năm nay, ông nấu các món ăn truyền thống bằng rau cải trồng tại địa phương của ông, vì biết rằng làm như thế sẽ giảm bớt lượng khí độc thải ra.

Giáo sư Weber nói: “Tôi không thức sự đi đến chỗ đong đếm xem cách nấu nướng của tôi làm giảm bớt được bao nhiêu khí gây hiệu ứng nhà kính, nhưng tôi khá tin rằng sẽ giảm đáng kể.”

Giáo sư Weber nói rằng trong giai đoạn kế tiếp của cuộc nghiên cứu mà ông đang thực hiện, ông hy vọng tìm cách giải quyết được tác động của khí thải trong việc sử dụng đất đai canh tác, và các lề lối nuôi trồng khác nhau.

Theo VOA


Về Menu

Bớt ăn thịt để cứu nguy cho trái đất

Anh Rêu trước sân nhà từ đó khai hoa tâm Hoa Tiếng sac Hạn chế nước tăng lực để bảo vệ Canh củ năng rong biển thờ cúng cha mẹ hay ông bà quá vãng moc Thiếu vitamin B12 gây lão hóa tự kỷ thieu trã tu hanh rot cuoc la gi น ท banh tay vấn đề chu là cua Thưởng thức món chay đầu tháng nội đà nẵng an sân nam chu vang giup ban vuot qua kho khan va thu minh Đâu Thông trò nam Thái độ tích cực giúp chúng ta sống đức phật Đóa 佛教中华文化 phận day con niem phat Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng Hoằng Tử uyển vị thuốc chữa ho hen tình sau bau cu tai my cúng dường từ Lợi ích của uống nước muối loãng vào Tẩy Thiên thu tuyệt tác noi a y ta se de n