GN Xuân - Tại sao Đức Phật được xưng tụng là bậc Y vương, “Vua” của thầy thuốc?

	BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

BS Đỗ Hồng Ngọc

GN Xuân - Tại sao Đức Phật được xưng tụng là bậc Y vương, “Vua” của thầy thuốc? Vua, chớ không phải Tổ như Hippocrates, như Hải Thượng Lãn Ông? Bởi vì Phật giáo không chỉ chữa cái đau mà còn chữa cái khổ (đau khổ), không chỉ chữa cái bệnh mà còn chữa cái hoạn (bệnh hoạn).

Con đường học y 6-8 năm trời (cơ bản) để trở thành một người thầy thuốc chữa được một phần nào thân bệnh cho con người, cũng đã phải trải qua những môn học như Cơ thể học, Sinh lý học, Sinh hóa học, Bệnh lý học, Sinh bệnh lý học, Dược học, Điều trị học…, rồi phải biết đi từ triệu chứng đến chẩn đoán, xác định nguyên nhân rồi tìm phương trị liệu, phục hồi, nâng cao sức khỏe… Các bước đi đều phải thận trọng, chính xác, không để nhầm lẫn… Thị trường thuốc có mấy chục vạn mặt hàng, phải biết thế nào là thuốc thiết yếu, thế nào là hoạt chất chính (pricipe actif) để sử dụng sao cho hiệu quả…

Cũng vậy, Phật giáo cũng đi từ Khổ (triệu chứng học) đến Tập (nguyên nhân) đến Diệt (điều trị học) và Đạo (Bát chánh đạo, con đường hạnh phúc, nâng cao sức khỏe), rồi phải học hiểu Thập nhị nhân duyên (Sinh lý học, Sinh lý bệnh)...; biết chọn trong tám vạn bốn ngàn món “thuốc” sao cho phù hợp để chữa phiền não, khổ đau của kiếp người. Nhớ rằng, thân với tâm là một. Tuy có nhiều mặt hàng “thuốc”, tùy cơ mà chữa triệu chứng, đỡ đau đỡ khổ, hay chữa căn nguyên, không để tái phát, tựu trung cũng chỉ có 3 thứ “hoạt chất” chính là: Giới, Định, Huệ để chữa dứt gốc bệnh tham-sân-si. Con đường của bậc Y vương là đưa đến giải thoát, đưa đến giác ngộ: Giải thoát và giải thoát tri kiến.

Nhìn Tháp nhu cầu Maslow ta có thể liên hệ đến “ngũ uẩn”: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc là nhu cầu cơ bản về sinh học như cái ăn, cái ngủ, cái thở, vệ sinh, vận động thể lực… không thể thiếu. Sắc là nền vật chất cần thiết để “tâm” sinh hoạt, cho nên không thể coi thường Sắc. Không Sắc thì không Tâm. Rồi đến nhu cầu an toàn, đến nhu cầu tình cảm, tiếp đó là nhu cầu đóng góp cho xã hội như một thành viên, cuối cùng là nhu cầu tâm linh.

N.Danh ghi


Về Menu

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

Văn hóa uống trà Nét đẹp truyền Tác hại của ăn tối muộn Mát lành Suy nhươ c thâ n kinh bệnh dễ nhầm Suy nhươ c thâ n kinh bệnh dễ nhầm Quán tâm không sinh không diệt Lý Thái Tổ và chiến lược xây dựng Nhà nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo 鼎卦 轉識為智 Trá Củ cải kho tương ăn cơm ngon Nhà báo Malcolm Browne Kiên Giang Húy kỵ lần thứ 9 cố cô gái tham qua Phật giáo di tu vien ly den tu bi phương 浄土宗 仏壇 Phật ngọc Dâng trào lòng kính ngưỡng Tháng Giêng là tháng ăn chay lợi Gạo lứt muối mè Ăn sao cho cai Xuân trong ta tâm nguyện thiết tha Phật giáo hoÃÆ 6 bất ổn sức khỏe ảnh hưởng Chợ trưa với Mẹ Lễ húy nhật cư sĩ Chánh Trí Mai phật trái tim bất tử kỳ 2 một huyền quan âm Thiền Viện Sùng Phúc Cảnh đẹp Hà Phật giáo Thiền tông thực tế đến hoằng Thư gửi anh Cao Huy Thuần nhân đọc sợ hãi lich Thông điệp không sợ hãi trong việc xây hành Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm Bậc danh cac nha su chau a tren dat my b廙 học cách tu cái miệng 新西兰台湾佛寺 chua tra am tieu