GN Xuân - Tại sao Đức Phật được xưng tụng là bậc Y vương, “Vua” của thầy thuốc?

	BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

BS Đỗ Hồng Ngọc

GN Xuân - Tại sao Đức Phật được xưng tụng là bậc Y vương, “Vua” của thầy thuốc? Vua, chớ không phải Tổ như Hippocrates, như Hải Thượng Lãn Ông? Bởi vì Phật giáo không chỉ chữa cái đau mà còn chữa cái khổ (đau khổ), không chỉ chữa cái bệnh mà còn chữa cái hoạn (bệnh hoạn).

Con đường học y 6-8 năm trời (cơ bản) để trở thành một người thầy thuốc chữa được một phần nào thân bệnh cho con người, cũng đã phải trải qua những môn học như Cơ thể học, Sinh lý học, Sinh hóa học, Bệnh lý học, Sinh bệnh lý học, Dược học, Điều trị học…, rồi phải biết đi từ triệu chứng đến chẩn đoán, xác định nguyên nhân rồi tìm phương trị liệu, phục hồi, nâng cao sức khỏe… Các bước đi đều phải thận trọng, chính xác, không để nhầm lẫn… Thị trường thuốc có mấy chục vạn mặt hàng, phải biết thế nào là thuốc thiết yếu, thế nào là hoạt chất chính (pricipe actif) để sử dụng sao cho hiệu quả…

Cũng vậy, Phật giáo cũng đi từ Khổ (triệu chứng học) đến Tập (nguyên nhân) đến Diệt (điều trị học) và Đạo (Bát chánh đạo, con đường hạnh phúc, nâng cao sức khỏe), rồi phải học hiểu Thập nhị nhân duyên (Sinh lý học, Sinh lý bệnh)...; biết chọn trong tám vạn bốn ngàn món “thuốc” sao cho phù hợp để chữa phiền não, khổ đau của kiếp người. Nhớ rằng, thân với tâm là một. Tuy có nhiều mặt hàng “thuốc”, tùy cơ mà chữa triệu chứng, đỡ đau đỡ khổ, hay chữa căn nguyên, không để tái phát, tựu trung cũng chỉ có 3 thứ “hoạt chất” chính là: Giới, Định, Huệ để chữa dứt gốc bệnh tham-sân-si. Con đường của bậc Y vương là đưa đến giải thoát, đưa đến giác ngộ: Giải thoát và giải thoát tri kiến.

Nhìn Tháp nhu cầu Maslow ta có thể liên hệ đến “ngũ uẩn”: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc là nhu cầu cơ bản về sinh học như cái ăn, cái ngủ, cái thở, vệ sinh, vận động thể lực… không thể thiếu. Sắc là nền vật chất cần thiết để “tâm” sinh hoạt, cho nên không thể coi thường Sắc. Không Sắc thì không Tâm. Rồi đến nhu cầu an toàn, đến nhu cầu tình cảm, tiếp đó là nhu cầu đóng góp cho xã hội như một thành viên, cuối cùng là nhu cầu tâm linh.

N.Danh ghi


Về Menu

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

Không hẳn lúc nào cũng là thuốc kháng làm sao để được thân tâm an lạc vai suy nghi ve mua le hoi 永平寺 Mông sơn thí thực hàn quốc Mời đón đọc Nguyệt san Giác Ngộ số Thận trọng với sản phẩm có mùi Phật thủ món quà cho sức khỏe trên đời này có mấy ai hạnh phúc Học Nhà danh lợi chỉ là tạm thời lich su phat giao an do lạc sơn đại phật chua giac ngan chÙa ngưng sống ảo tôi học được rằng Chùa Quang Minh Đà Nẵng trả 5 loại thực phẩm đối trị mệt mỏi giàu có hÓng ngÓi vì sao phật tử chân chánh phải ăn chay thien minh sat trong ung dung tim hieu y phuc phat giao nguyen thuy nam tong dÑi nguoi khach tro giua vuon hoa phat phap giau sang hay ngheo hen deu boi mang thơ mặc giang từ bài số 1301 đến số Vượt thoát trầm luân Ngày sắp Tết in bánh phục linh từ bi và trí tuệ Thiếu vitamin B12 gây lão hóa tự kỷ nhung dieu nen biet ve tam tai va cung tam tai tren doi nay cai gi quy nhat thien lテエ Nghi lể moc ban kinh phat chua vinh nghiem duoc cong nhan Tháng Bảy mùa chay Những cung bậc và chua xuan lung voi nhung tuyet tac nghe thuat cham nguoi tre han hoan trong dam cuoi tram mac noi cua Thai phụ nên làm gì khi bị stress do tam tanh thi hoa qua diep khuc 20 chu dau cau Con nhớ những xuân trước phật giáo Dự cảm về ngũ tịnh nhục loại thịt