GN Xuân - Tại sao Đức Phật được xưng tụng là bậc Y vương, “Vua” của thầy thuốc?

	BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

BS Đỗ Hồng Ngọc

GN Xuân - Tại sao Đức Phật được xưng tụng là bậc Y vương, “Vua” của thầy thuốc? Vua, chớ không phải Tổ như Hippocrates, như Hải Thượng Lãn Ông? Bởi vì Phật giáo không chỉ chữa cái đau mà còn chữa cái khổ (đau khổ), không chỉ chữa cái bệnh mà còn chữa cái hoạn (bệnh hoạn).

Con đường học y 6-8 năm trời (cơ bản) để trở thành một người thầy thuốc chữa được một phần nào thân bệnh cho con người, cũng đã phải trải qua những môn học như Cơ thể học, Sinh lý học, Sinh hóa học, Bệnh lý học, Sinh bệnh lý học, Dược học, Điều trị học…, rồi phải biết đi từ triệu chứng đến chẩn đoán, xác định nguyên nhân rồi tìm phương trị liệu, phục hồi, nâng cao sức khỏe… Các bước đi đều phải thận trọng, chính xác, không để nhầm lẫn… Thị trường thuốc có mấy chục vạn mặt hàng, phải biết thế nào là thuốc thiết yếu, thế nào là hoạt chất chính (pricipe actif) để sử dụng sao cho hiệu quả…

Cũng vậy, Phật giáo cũng đi từ Khổ (triệu chứng học) đến Tập (nguyên nhân) đến Diệt (điều trị học) và Đạo (Bát chánh đạo, con đường hạnh phúc, nâng cao sức khỏe), rồi phải học hiểu Thập nhị nhân duyên (Sinh lý học, Sinh lý bệnh)...; biết chọn trong tám vạn bốn ngàn món “thuốc” sao cho phù hợp để chữa phiền não, khổ đau của kiếp người. Nhớ rằng, thân với tâm là một. Tuy có nhiều mặt hàng “thuốc”, tùy cơ mà chữa triệu chứng, đỡ đau đỡ khổ, hay chữa căn nguyên, không để tái phát, tựu trung cũng chỉ có 3 thứ “hoạt chất” chính là: Giới, Định, Huệ để chữa dứt gốc bệnh tham-sân-si. Con đường của bậc Y vương là đưa đến giải thoát, đưa đến giác ngộ: Giải thoát và giải thoát tri kiến.

Nhìn Tháp nhu cầu Maslow ta có thể liên hệ đến “ngũ uẩn”: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc là nhu cầu cơ bản về sinh học như cái ăn, cái ngủ, cái thở, vệ sinh, vận động thể lực… không thể thiếu. Sắc là nền vật chất cần thiết để “tâm” sinh hoạt, cho nên không thể coi thường Sắc. Không Sắc thì không Tâm. Rồi đến nhu cầu an toàn, đến nhu cầu tình cảm, tiếp đó là nhu cầu đóng góp cho xã hội như một thành viên, cuối cùng là nhu cầu tâm linh.

N.Danh ghi


Về Menu

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

不空羂索心咒梵文 Vòng c½u tư liệu đặc biệt về hậu duệ thánh Nhìn vào móng tay có thể biết tình tam an trong nghich canh la chia khoa hanh phuc tÃƒÆ bÃƒÆ viem xoang CÃn nhung loi day vuot thoi gian Dựng tượng Quách Thị Trang trước mũi Bỏ bỏ Vì sao nên ăn rau cải xoăn đơn giản chỉ là một câu xin lỗi Giải mã việc phụ nữ cao nên ăn Tiền Giang Tổ chức buffet chay từ tong Cảm niệm ngày Phật đản rong tu cong duc hoi huong vang sanh Những điều cần biết về dịch MERS thời bài Bánh vai vẻ tuyet Góp thêm những tư liệu về Chủ tịch người mù thắp đèn Ç ý nghĩa của nghi thức tắm phật nam uan tình thương và sự hoá giải Thức khuya dễ bị tiểu đường dựng nghiệp báo giới thiệu tổng quát phần điện chua chien vien bốn nhà thói để Bệnh nấc cụt Hiccup duc hieu sinh duyên Hấp thu nhiều cồn gây suy giảm chức su tich phat ba nam hai quan am Phật pháp và bệnh trầm cảm