GN Xuân - Tại sao Đức Phật được xưng tụng là bậc Y vương, “Vua” của thầy thuốc?

	BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

BS Đỗ Hồng Ngọc

GN Xuân - Tại sao Đức Phật được xưng tụng là bậc Y vương, “Vua” của thầy thuốc? Vua, chớ không phải Tổ như Hippocrates, như Hải Thượng Lãn Ông? Bởi vì Phật giáo không chỉ chữa cái đau mà còn chữa cái khổ (đau khổ), không chỉ chữa cái bệnh mà còn chữa cái hoạn (bệnh hoạn).

Con đường học y 6-8 năm trời (cơ bản) để trở thành một người thầy thuốc chữa được một phần nào thân bệnh cho con người, cũng đã phải trải qua những môn học như Cơ thể học, Sinh lý học, Sinh hóa học, Bệnh lý học, Sinh bệnh lý học, Dược học, Điều trị học…, rồi phải biết đi từ triệu chứng đến chẩn đoán, xác định nguyên nhân rồi tìm phương trị liệu, phục hồi, nâng cao sức khỏe… Các bước đi đều phải thận trọng, chính xác, không để nhầm lẫn… Thị trường thuốc có mấy chục vạn mặt hàng, phải biết thế nào là thuốc thiết yếu, thế nào là hoạt chất chính (pricipe actif) để sử dụng sao cho hiệu quả…

Cũng vậy, Phật giáo cũng đi từ Khổ (triệu chứng học) đến Tập (nguyên nhân) đến Diệt (điều trị học) và Đạo (Bát chánh đạo, con đường hạnh phúc, nâng cao sức khỏe), rồi phải học hiểu Thập nhị nhân duyên (Sinh lý học, Sinh lý bệnh)...; biết chọn trong tám vạn bốn ngàn món “thuốc” sao cho phù hợp để chữa phiền não, khổ đau của kiếp người. Nhớ rằng, thân với tâm là một. Tuy có nhiều mặt hàng “thuốc”, tùy cơ mà chữa triệu chứng, đỡ đau đỡ khổ, hay chữa căn nguyên, không để tái phát, tựu trung cũng chỉ có 3 thứ “hoạt chất” chính là: Giới, Định, Huệ để chữa dứt gốc bệnh tham-sân-si. Con đường của bậc Y vương là đưa đến giải thoát, đưa đến giác ngộ: Giải thoát và giải thoát tri kiến.

Nhìn Tháp nhu cầu Maslow ta có thể liên hệ đến “ngũ uẩn”: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc là nhu cầu cơ bản về sinh học như cái ăn, cái ngủ, cái thở, vệ sinh, vận động thể lực… không thể thiếu. Sắc là nền vật chất cần thiết để “tâm” sinh hoạt, cho nên không thể coi thường Sắc. Không Sắc thì không Tâm. Rồi đến nhu cầu an toàn, đến nhu cầu tình cảm, tiếp đó là nhu cầu đóng góp cho xã hội như một thành viên, cuối cùng là nhu cầu tâm linh.

N.Danh ghi


Về Menu

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

Phật giáo 修行者 孕妇 Doanh nhân Phật tử Làm đi tìm ý nghĩa của cuộc sống qua sự Tuổi ngoai tinh cong khai va ruong bo khai Phật giáo Nhóm trẻ nào có nguy cơ tử vong cao tu tanh di da 10 tiep theo 7 cách đơn giản giúp hạnh phúc hơn พ ธ ผ กพ ทธส มา Phật giáo 佛经说人类是怎么来的 茶湯料とは การกล าวว ทยาน Ăn chay giúp giảm nguy cơ ung thư お墓 Sự lo lắng của cha mẹ cũng lây Xa 妙善法师能入定 栃木県 寺院数 Khảo sát về tín niệm cúng sao giải 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 tìm trăng CHÚ ĐAI BI Độc đáo món bánh Tết thất ç æˆ 1984 giû chúng Làm gì để khỏe mạnh sau tuổi 40 ท มาของพระมหาจ 永代供養 東成 thôi kệ chuyện gì rồi cũng qua ほとけのかたより お墓のお han quoc Ï Ăn kiêng bằng cà chua giao 修行人一定要有信愿行吗 雙手合十擺在胸口位置 Rau lang nhuận tràng hoi huong từ bi trong đạo phật Phương tiện vào cửa tham thiền æ æ vãƒ