GN Xuân - Tại sao Đức Phật được xưng tụng là bậc Y vương, “Vua” của thầy thuốc?

	BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

BS Đỗ Hồng Ngọc

GN Xuân - Tại sao Đức Phật được xưng tụng là bậc Y vương, “Vua” của thầy thuốc? Vua, chớ không phải Tổ như Hippocrates, như Hải Thượng Lãn Ông? Bởi vì Phật giáo không chỉ chữa cái đau mà còn chữa cái khổ (đau khổ), không chỉ chữa cái bệnh mà còn chữa cái hoạn (bệnh hoạn).

Con đường học y 6-8 năm trời (cơ bản) để trở thành một người thầy thuốc chữa được một phần nào thân bệnh cho con người, cũng đã phải trải qua những môn học như Cơ thể học, Sinh lý học, Sinh hóa học, Bệnh lý học, Sinh bệnh lý học, Dược học, Điều trị học…, rồi phải biết đi từ triệu chứng đến chẩn đoán, xác định nguyên nhân rồi tìm phương trị liệu, phục hồi, nâng cao sức khỏe… Các bước đi đều phải thận trọng, chính xác, không để nhầm lẫn… Thị trường thuốc có mấy chục vạn mặt hàng, phải biết thế nào là thuốc thiết yếu, thế nào là hoạt chất chính (pricipe actif) để sử dụng sao cho hiệu quả…

Cũng vậy, Phật giáo cũng đi từ Khổ (triệu chứng học) đến Tập (nguyên nhân) đến Diệt (điều trị học) và Đạo (Bát chánh đạo, con đường hạnh phúc, nâng cao sức khỏe), rồi phải học hiểu Thập nhị nhân duyên (Sinh lý học, Sinh lý bệnh)...; biết chọn trong tám vạn bốn ngàn món “thuốc” sao cho phù hợp để chữa phiền não, khổ đau của kiếp người. Nhớ rằng, thân với tâm là một. Tuy có nhiều mặt hàng “thuốc”, tùy cơ mà chữa triệu chứng, đỡ đau đỡ khổ, hay chữa căn nguyên, không để tái phát, tựu trung cũng chỉ có 3 thứ “hoạt chất” chính là: Giới, Định, Huệ để chữa dứt gốc bệnh tham-sân-si. Con đường của bậc Y vương là đưa đến giải thoát, đưa đến giác ngộ: Giải thoát và giải thoát tri kiến.

Nhìn Tháp nhu cầu Maslow ta có thể liên hệ đến “ngũ uẩn”: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc là nhu cầu cơ bản về sinh học như cái ăn, cái ngủ, cái thở, vệ sinh, vận động thể lực… không thể thiếu. Sắc là nền vật chất cần thiết để “tâm” sinh hoạt, cho nên không thể coi thường Sắc. Không Sắc thì không Tâm. Rồi đến nhu cầu an toàn, đến nhu cầu tình cảm, tiếp đó là nhu cầu đóng góp cho xã hội như một thành viên, cuối cùng là nhu cầu tâm linh.

N.Danh ghi


Về Menu

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

中国佛度 Giải mã việc phụ nữ cao nên ăn nhiều зеркало кракен даркнет Trăm nhớ ngàn thương Viên ngọc luôn tỏa sáng của Phật giáo cửa Thịt đỏ 6 loại thực phẩm có thể gây chướng Món chay ngày Tết Mồng 3 供灯的功德 Þ 饿鬼 描写 大法寺 愛知県 Giao cảm cùng xuân พ ทธโธ ธรรมโม пѕѓ TP Hồ Chí Minh Tưởng niệm lần thứ 47 mưa Ho 仲顿巴尊者舍弃今生 dấu Tức Ç ï¾ å 陧盤 Niệm Phật 曹村村 tá³ quang ngu cua quoc su tue trung o nam duong mot hu tuc me tin can phai bo 緣境發心 觀想書 华严经解读 truyền giới bồ tát vô sanh pháp nhẫn 阿那律 cùng tìm hiểu học viện phât giáo larung người Liên hệ tinh thần bồ tát thích quảng đức còn hẠu Trần Nhân Tông Aspirin kéo dài tuổi thọ bệnh nhân Cao huyết áp ít nhiều người chưa Þ ทาน 上座部佛教經典 chua tien chau đức phật nhập thế độ sanh họa phước đến từ đâu Chuyện về đại sư nhiều cái cầu nguyệnlà chánh tín hay mê tín บทสวด