GN Xuân - Tại sao Đức Phật được xưng tụng là bậc Y vương, “Vua” của thầy thuốc?

	BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

BS Đỗ Hồng Ngọc

GN Xuân - Tại sao Đức Phật được xưng tụng là bậc Y vương, “Vua” của thầy thuốc? Vua, chớ không phải Tổ như Hippocrates, như Hải Thượng Lãn Ông? Bởi vì Phật giáo không chỉ chữa cái đau mà còn chữa cái khổ (đau khổ), không chỉ chữa cái bệnh mà còn chữa cái hoạn (bệnh hoạn).

Con đường học y 6-8 năm trời (cơ bản) để trở thành một người thầy thuốc chữa được một phần nào thân bệnh cho con người, cũng đã phải trải qua những môn học như Cơ thể học, Sinh lý học, Sinh hóa học, Bệnh lý học, Sinh bệnh lý học, Dược học, Điều trị học…, rồi phải biết đi từ triệu chứng đến chẩn đoán, xác định nguyên nhân rồi tìm phương trị liệu, phục hồi, nâng cao sức khỏe… Các bước đi đều phải thận trọng, chính xác, không để nhầm lẫn… Thị trường thuốc có mấy chục vạn mặt hàng, phải biết thế nào là thuốc thiết yếu, thế nào là hoạt chất chính (pricipe actif) để sử dụng sao cho hiệu quả…

Cũng vậy, Phật giáo cũng đi từ Khổ (triệu chứng học) đến Tập (nguyên nhân) đến Diệt (điều trị học) và Đạo (Bát chánh đạo, con đường hạnh phúc, nâng cao sức khỏe), rồi phải học hiểu Thập nhị nhân duyên (Sinh lý học, Sinh lý bệnh)...; biết chọn trong tám vạn bốn ngàn món “thuốc” sao cho phù hợp để chữa phiền não, khổ đau của kiếp người. Nhớ rằng, thân với tâm là một. Tuy có nhiều mặt hàng “thuốc”, tùy cơ mà chữa triệu chứng, đỡ đau đỡ khổ, hay chữa căn nguyên, không để tái phát, tựu trung cũng chỉ có 3 thứ “hoạt chất” chính là: Giới, Định, Huệ để chữa dứt gốc bệnh tham-sân-si. Con đường của bậc Y vương là đưa đến giải thoát, đưa đến giác ngộ: Giải thoát và giải thoát tri kiến.

Nhìn Tháp nhu cầu Maslow ta có thể liên hệ đến “ngũ uẩn”: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc là nhu cầu cơ bản về sinh học như cái ăn, cái ngủ, cái thở, vệ sinh, vận động thể lực… không thể thiếu. Sắc là nền vật chất cần thiết để “tâm” sinh hoạt, cho nên không thể coi thường Sắc. Không Sắc thì không Tâm. Rồi đến nhu cầu an toàn, đến nhu cầu tình cảm, tiếp đó là nhu cầu đóng góp cho xã hội như một thành viên, cuối cùng là nhu cầu tâm linh.

N.Danh ghi


Về Menu

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

Æ オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ 천태종 대구동대사 도산스님 Tuyệt ngon món đồ uống từ sấu bao Cụ bà 114 tuổi Có tình yêu thì con 达赖和班禅有啥区别 Cuối thu đi thưởng trà ở Tâm trà nhớ lắm 金宝堂のお得な商品 放下凡夫心 故事 và อธ ษฐานบารม tín 浄土宗 2006 墓の片付け 魂の引き上げ 雷坤卦 phát lÓ 佛教算中国传统文化吗 度母观音 功能 使用方法 Þ Cà ri chay 飞来寺 世界悉檀 仏壇 通販 ไๆาา แากกา 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 Vọng phẩm chất của đời sống lứa đôi ส วรรณสามชาดก tuc 二哥丰功效 ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう 霊園 横浜 å phat 寺院医学的当代价值 Phụ nữ trẻ có nguy cơ đau tim cao hơn 墓地の販売と購入の注意点 อธ ษฐานบารม ประสบแต ความด 緣境發心 觀想書 chon hoa trai gi de cung phat va cung ong ba 四ぽうしゅく 一日善缘 Bão về goc đời và đạo là hai mặt của một Thực phẩm làm dịu thần kinh 皈依是什么意思 五観の偈 曹洞宗 Lâm Đồng TT Thích Minh Hạnh Chánh