GN - Sau nhiều năm tiếp cận với vai trò lãnh đạo của Ôn, tôi mới thấy rõ khái niệm “nhẫn nhục như địa”.

	Bung tay gieo hạt

Bung tay gieo hạt

(Cẩn niệm Hòa thượng Tôn sư Thích Minh Châu, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, 2013)

GN - Viết về Hòa thượng Thích Minh Châu rất khó, khó vì chí nguyện tu hành, công đức phiên dịch Kinh tạng Pali và sự nghiệp đào tạo Tăng Ni của Ôn quá lớn. Tuy nhiên, xét thấy mình có chút duyên lành, được Ôn tuyển chọn vào hệ thống giáo dục Phật giáo khá lâu, từ thời Đại học Vạn Hạnh cho đến Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh nên dám mạo muội ghi lại đây đôi điều mắt thấy tai nghe, gọi là niệm chút ân tình với bậc tôn sư qua nhiều thế hệ.

gioi thieu CDR.jpg
Chân dung cố Trưởng lão HT.Thích Minh Châu

1. Dung nhan từ ái

Ngoài phong cách điềm đạm uy nghi ra, hẳn ai cũng thừa nhận Ôn có nụ cười đầy ấn tượng, thường “niêm hoa vi tiếu” với môn đồ pháp lữ, nhưng đôi lúc cũng “mãn cánh vô ưu” với hiền sĩ, trí nhân. Có dịp hội họp, thảo luận hay tiếp xúc với Ôn thì thấy rõ nụ cười mang tính dung hợp, tùy duyên, lân mẫn và hóa giải đó.

Ôn cũng rất cảm thông hoan hỷ với tính hiếu động của tuổi trẻ. Sau 1975, mỗi khi rảnh rỗi, chúng tôi thường câu hội tại phòng thầy Phước Sơn để chơi cờ tướng, nhiều lúc chơi tới mười giờ khuya, tranh cãi thắng thua, cười vang cả phòng, vậy mà Ôn chẳng buồn phiền, còn khen: “Vui hỉ!...”. Nhất là anh em chiều nào cũng đánh bóng chuyền, hò reo huyên náo, riêng Ôn thì lặng lẽ quét dọn sân vườn, chăm chút cây kiểng, làm cho thiền môn mỗi ngày một thêm sạch đẹp.

Điều đáng khâm phục nữa là thấy Ôn ngồi xem văn nghệ từ đầu đến cuối vào những dịp lễ hội Vu lan hay Phật đản tại thiền viện Vạn Hạnh. Có lần hầu chuyện với Ôn, tôi nói: “Văn nghệ ồn ào, nóng nực như thế mà Ôn ngồi được suốt buổi, còn vỗ tay tán thưởng nữa chứ; con xin bái phục!”. Ôn mỉm cười nói: “Các ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng đến chùa mình dự lễ và phục vụ văn nghệ cho Phật tử địa phương, mình phải đãi họ bằng tấm lòng trân trọng và biết ơn. Nhưng mà họ đàn hát hay hỉ? Vui hỉ?”. Ôn chiêu cảm lòng người bằng sự chân tình như thế đó.

2. Bung tay gieo hạt

Từ khi hệ thống tư thục Bồ Đề xuất hiện khắp các quận huyện miền Nam trước năm 1975, với tư cách là Tổng vụ trưởng Tổng vụ Giáo dục, trong các cuộc đại hội, Ôn thường nói: “Chúng ta được xem là những người gieo hạt quanh năm; chúng ta phải bung hết tay cho hạt giống trải đều, không nên giữ lại một nửa theo kiểu mật thủ bí truyền. Chúng ta gieo hạt với phẩm hạnh vô tư, bình đẳng; còn việc nảy mầm, phát triển, đơm hoa kết trái hay không, điều đó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa”. Ôn gọi vào ngành giáo dục là làm công tác gieo hạt, là tình nguyện làm học trò suốt đời, còn kinh văn Phật giáo gọi là khơi gợi chủng tử Bồ-đề.

“Chư Phật lưỡng túc tôn,

Tri pháp thường vô tánh,

Phật chủng tùng duyên khởi,

Thị cố thuyết nhất thừa”.

Đúng vậy!... Phật chủng tùng duyên khởi. Hạt giống từ bi và trí tuệ của chư Phật tùy theo cơ duyên mà nảy mầm, phát triển. 

3. Nhẫn nhục như địa

Sau nhiều năm tiếp cận với vai trò lãnh đạo của Ôn, tôi mới thấy rõ khái niệm “nhẫn nhục như địa”. Nhẫn nhục như địa là chấp nhận nghịch duyên, chịu đựng phê phán, như mặt đất tiếp thu mọi thứ để rồi dần dần chuyển hóa thành nhu cầu thiết yếu cho vạn loại hữu tình. Trong các kỳ đại hội giáo dục Phật giáo, đôi khi có những phát biểu gay gắt về vai trò của Tổng vụ trưởng, nhưng thấy Ôn ngồi điềm nhiên, miệng mỉm cười, tay xoa đầu, không một lời buồn phiền hay đính chính. Có lần tôi nhắc lại điều này với hậu ý cảm thông cho vị thế lãnh đạo, Ôn xuống giọng từ hòa: “Còn trẻ là vậy đó, mai kia lớn lên các thầy ấy sẽ hiểu ra!”.

Rồi một hôm, thấy Ôn ngồi trên băng đá tại thiền viện, tôi ghé lại chào Ôn, hỏi thăm sức khỏe đôi điều và cất lời gợi ý: “Vạn Hạnh còn tới nay thì ngon Ôn hỉ?”. Ôn cười, đáp: “Ngon thì ngon thật, nhưng cũng nhiêu khê lắm. Căn bệnh nói nhiều mà làm ít ấy mà!...”. Thảo nào trong các bài diễn văn khai giảng năm học hay tốt nghiệp ra trường, Ôn thường trích dẫn bài kệ 227 trong kinh Pháp cú:

Vậy đó A-tu-la,

Xưa nay đều thế cả,

Ngồi im bị đả phá,

Nói nhiều bị người chê,

Nói ít bị người phê,

Không ai không bị trách,

Trên trần thế bộn bề!

Kiên định và nhẫn nhục quả là phép mầu đưa đến thành tựu công đức trang nghiêm.

4. Phân loại tổng hợp

Có một lần, Viện Đại học Vạn Hạnh mời một học giả ngoại quốc, có lẽ là người Đức, thuyết trình bằng tiếng Anh về đề tài “Ăn để mà sống, hay sống để mà ăn?”. Diễn giả trình bày gần hai giờ, nội dung tản mạn, chi tiết quá nhiều. Thính chúng ngồi lâu, phân tâm tạp niệm, khó bề nắm bắt nội dung diễn giảng một cách trọn vẹn. Vậy mà Ôn, với tư cách chủ tọa, trước khi ngỏ lời cảm tạ, đã tóm tắt nội dung diễn giảng theo từng đề mục, rõ ràng, mạch lạc, khiến thính chúng vỗ tay tán thưởng vì nắm được mục tiêu trình bày của diễn giả. Tôi lại khâm phục, chờ dịp thỉnh vấn, và được Ôn khuyên: “Là vai trò lãnh đạo, chúng ta phải tập trung chú ý, phân loại tổng hợp nội dung trình bày mỗi khi hội họp hay tham dự diễn thuyết”.

Chính vì thế mà khi dự buổi trình diễn âm nhạc Phật giáo của Phật tử tại chùa Linh Sơn Đà Lạt, tôi đã bạo phổi thay mặt Trường Cao cấp Phật học VN cơ sở tại TP.Hồ Chí Minh phát biểu, trong đó có tán dương, góp ý, minh họa, và được hoan hô nhiệt liệt. Xin cảm ơn Ôn!

5. Theo đuổi mục đích

Một hôm, xem triển lãm những ấn phẩm của Ôn tại sảnh đường Đại học Vạn Hạnh, tôi đứng nhìn sững sờ các kệ sách và tự hỏi: “Bận rộn với công việc điều hành một trường đại học như vậy mà Ôn còn dành thời giờ trước tác, phiên dịch kinh điển với một số lượng đồ sộ như thế thì quả thật là Ôn có hai bàn tay vàng”. Tôi lại chờ cơ hội gặp Ôn, bày tỏ thắc mắc, và Ôn lại cười nói: “Thế đấy!... Các vị lãnh đạo bên Đại học Minh Đức nể tôi là vậy đó!”. Khi bắt tay vào một công trình, Ôn tiếp lời, chúng ta phải quyết tâm theo đuổi mục đích và ấn định thời gian làm việc. Giờ nào việc nấy. Hèn chi khi đi nghỉ mát, Ôn cũng mang kinh điển giấy bút theo để đảm bảo giờ giấc quy định. Ôn đã mặc nhiên truyền nhiệt cho những ai dấn thân vào lãnh vực văn hóa văn nghệ và giáo dục Phật giáo nước nhà.

Kính lạy giác linh Ôn, Ôn đã suốt đời tận tụy với hạnh nguyện bung tay gieo hạt, chăm sóc thiền lâm cho cây trái sum suê, sắc hoa tươi thắm. Tâm nguyện ấy trước sau như một, nhưng hoa trái thì có phần thay đổi mùi vị và kích cỡ theo thời tiết thất thường. Dù thay đổi thế nào chăng nữa thì chúng vẫn mang đậm dấu ấn bung tay gieo hạt, tạo dáng cây cành của Ôn qua bao năm tháng.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15-9-2012
Tịnh Minh

__________________
* Đọc thêm bài vở về HT.Thích Minh Châu:
  • Lửa thiêng trong tâm
  • Tiếc thương cố HT.Thích Minh Châu
  • Tiểu sử Trưởng lão HT.Thích Minh Châu
  • Trưởng lão HT.Thích Minh Châu viên tịch

Về Menu

Bung tay gieo hạt

六因四缘五果的来源和作用 Ûý Ð Ð Ð kheo chien thang ac ma Phát Bức thư của một chú cún mười huyền môn trật tự của thế お墓のお chui Phú Yên Tưởng niệm lần thứ 269 Tổ 茶湯料とは Khánh Hòa Tưởng niệm Tổ khai sơn chùa ท มาของพระมหาจ Chiều cao và nguy cơ ung thư ở nam giới dai duc hang thiet voi cong hanh tam bo nhat bai Ä á ng Nguy cơ phát triển bệnh ung thư ở pháp khí tu tập trong phật giáo Lâm Đồng Tưởng niệm lần thứ 70 Tổ Tai biến mạch máu não Xin nhớ ba chữ 修行人一定要有信愿行吗 5 cách khuyến khích trẻ ăn rau củ quả ton trong nguoi la tu trang nghiem chinh minh お墓 æ æ tình thương qua sự cảm thông Chiếc xe chở Bồ tát Thích Quảng Đức Mông sơn thí thực Tưởng niệm vị Tổ khai sơn trên 20 tự 修行者 孕妇 luâ n triết Ăn chay giúp giảm nguy cơ ung thư Lưu ý chứng rối loạn tăng động giảm ç æŒ Ngăn ngừa bệnh Gout bằng cách nào Vì sao ăn chay tốt cho sức khỏe và Hoa Kỳ Sinh viên tìm thấy bình an sau mui 生前墓 chùa thánh duyên 人生是 旅程 風景 Nguy cơ bệnh tim mạch ngày càng cao ở ngưng Xôi đường hương vị quê hương Doanh nhân Phật tử 祈祷カードの書き方 Thể dục giúp ngừa tăng cholesterol ở nam ï¾ å 9 điều cần nhớ trong cuộc sống này