Bước sơ tâm là bước đi như thế nào, vào lúc nào Là khi tâm rộng mở một phương trời, khởi động cho bước chân ban đầu Bước chân
Bước tâm sơ - Bước chân khai mở con đường vượt thoát phiền não

Bước sơ tâm là bước đi như thế nào, vào lúc nào? Là khi tâm rộng mở một phương trời, khởi động cho bước chân ban đầu. Bước chân ban đầu vì thế, là bước chân vừa chấn động đại địa, vừa rung chuyển thiên không.
 
Bước chân ban đầu là bước chân quan trọng, khi chân vừa dợm cất lên, chưa đặt xuống; khi đất trời lay chuyển quần tụ vào một điểm, chờ đợi nâng bàn chân; khi đóa sen cung kính trân trọng, không muốn bàn chân thanh khiết phải chạm vào thực tế ô nhiễm của trần gian.

Bước chân ban đầu là bước chân khai mở con đường vượt thoát những phiền não, ràng buộc của kiếp sống; giải trừ những vọng chấp đảo điên từng dìm đắm thế nhân trong khổ lụy.

Bước chân ban đầu là bước chân định hình cảnh giới ly sinh-diệt, tịch lặng vô vi, không đến không đi, không tăng không giảm, không dơ không sạch… Nhờ vậy, bước chân sẽ chạm vào cõi đời năm trược mà không nhiễm, đi qua cõi sinh-diệt mà không sinh-diệt, đến với trần gian mà không hề đến, lìa khỏi trần gian mà không hề đi… 

Ai có thể cất được bước chân như thế? - Đức Phật, và tất cả chúng sinh; vì chúng sinh là Phật sẽ thành. Có điều, Đức Phật có thể thị hiện trọn vẹn bảy bước dài qua bảy chi phần của giác ngộ; còn chúng sinh, hay những người xuất gia ban sơ phát tâm bồ-đề, vẫn thường bị lung lay ngay sau bước chân ban đầu.

Những bậc tuệ căn thượng thừa thì bước xa hơn, nhưng vẫn cứ bị khập khiểng, lừng khừng ở bước thứ sáu, không làm sao bước qua được bước thứ bảy. Con đường cao đẹp từ đó chỉ phản ảnh những mộng tưởng, được sơn phết bằng màu sắc và thanh âm rỗng tuếch, vô vị của cõi đời uế trược. Hệ lụy nhân sinh từ thiền môn hay thế trần, nào khác nhau chi mấy.

Trần gian có lắm con đường. Sinh ra ở đời nầy, cũng phải bước đi thôi. Không thể nói “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”. Quan trọng là bước chân ban sơ, đã quyết định, chọn lựa như thế nào. Giờ nầy, chân đã đi, và đi quanh đã nhiều. “Bụi đường dài gót mỏi đi quanh”. Có thể nào trở về chốn cũ để cất lại bước chân ban đầu không? Có thể lắm. Nhưng chốn cũ là chốn nào? Thực ra không có thời gian và nơi chốn nào thực sự hiện hữu như là thời điểm và địa điểm ban đầu, ban sơ. Không có sự dừng nghỉ của thời gian và nơi chốn. Không có vị trí cũ, thời gian cũ. Những gì vừa thoáng sinh, đã thoáng diệt. Đừng mong cầu một cái gì cố định, dù là thời gian hay không gian.

Chỉ có thể lặng tâm, ngay nơi khoảnh khắc hiện tiền nầy, buông xả tất cả - tức là hãy khởi sự bước đi bằng bước chân thứ bảy: xả! Hãy đánh sập, đánh đổ, vứt bỏ hết những con đường, những phương thức, những thành tựu hay thất bại, những vẻ vang rạng rỡ nào đó của danh vọng từng làm mình hãnh diện, những sai lầm nào đó từng làm mình ê chề xấu hổ… Hãy trút bỏ hết, và ngồi yên, trong tịch lặng.

Và rồi, nào, hãy hồn nhiên như trẻ thơ, vô tư như một chú tiểu: hãy cất bước chân đi như một vị Phật sơ sinh.
 
Bài viết: "Bước tâm sơ - Bước chân khai mở con đường vượt thoát phiền não"
Vĩnh Hảo - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

bước tâm sơ bước chân khai mở con đường vượt thoát phiền não buoc tam so buoc chan khai mo con duong vuot thoat phien nao tin tuc phat giao hoc phat

ß 浄土宗 仏壇 墓の片付け 魂の引き上げ ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう chÙa Chuyện xưa mai trắng Hà thành 五藏三摩地观 人鬼和 Nguy cơ ung thư đối với trẻ thụ tinh çŠ 一仏両祖 読み方 đêm Chợ quê ngày Tết 無分別智 hoÃƒÆ 行願品偈誦 若我說天地 tho mac giang tu bai so 1311 den so 1320 弘一大師名言 离开娑婆世界 thanh tam ä½ æ Thanh cao dáng núi nà y cau nguyen cho nguoi qua co the nao cho dung lut 大法寺 愛西市 ï¾ ï½ หล กการน งสมาธ 鼎卦 Tâm sự với người mới xuất 盂蘭盆会 応慶寺 モダン仏壇 大乘方等经典有哪几部 Các 錫杖 菩提 Món bánh bò cốt dừa Mối liên hệ giữa thầy duc do va tai nang trong hanh nguyen hoang phap Phóng viên Walcolm W Browne và bức ảnh Giai thoại văn sử cổ Việt Nam Phật Vị Thánh của trà Việt Rau khoai lang chữa bệnh Khái niệm thời gian trong Phật giáo hồ Con 佛教中华文化 Nhớ món canh kiểm quê 佛说如幻三昧经