Bước sơ tâm là bước đi như thế nào, vào lúc nào Là khi tâm rộng mở một phương trời, khởi động cho bước chân ban đầu Bước chân
Bước tâm sơ - Bước chân khai mở con đường vượt thoát phiền não

Bước sơ tâm là bước đi như thế nào, vào lúc nào? Là khi tâm rộng mở một phương trời, khởi động cho bước chân ban đầu. Bước chân ban đầu vì thế, là bước chân vừa chấn động đại địa, vừa rung chuyển thiên không.
 
Bước chân ban đầu là bước chân quan trọng, khi chân vừa dợm cất lên, chưa đặt xuống; khi đất trời lay chuyển quần tụ vào một điểm, chờ đợi nâng bàn chân; khi đóa sen cung kính trân trọng, không muốn bàn chân thanh khiết phải chạm vào thực tế ô nhiễm của trần gian.

Bước chân ban đầu là bước chân khai mở con đường vượt thoát những phiền não, ràng buộc của kiếp sống; giải trừ những vọng chấp đảo điên từng dìm đắm thế nhân trong khổ lụy.

Bước chân ban đầu là bước chân định hình cảnh giới ly sinh-diệt, tịch lặng vô vi, không đến không đi, không tăng không giảm, không dơ không sạch… Nhờ vậy, bước chân sẽ chạm vào cõi đời năm trược mà không nhiễm, đi qua cõi sinh-diệt mà không sinh-diệt, đến với trần gian mà không hề đến, lìa khỏi trần gian mà không hề đi… 

Ai có thể cất được bước chân như thế? - Đức Phật, và tất cả chúng sinh; vì chúng sinh là Phật sẽ thành. Có điều, Đức Phật có thể thị hiện trọn vẹn bảy bước dài qua bảy chi phần của giác ngộ; còn chúng sinh, hay những người xuất gia ban sơ phát tâm bồ-đề, vẫn thường bị lung lay ngay sau bước chân ban đầu.

Những bậc tuệ căn thượng thừa thì bước xa hơn, nhưng vẫn cứ bị khập khiểng, lừng khừng ở bước thứ sáu, không làm sao bước qua được bước thứ bảy. Con đường cao đẹp từ đó chỉ phản ảnh những mộng tưởng, được sơn phết bằng màu sắc và thanh âm rỗng tuếch, vô vị của cõi đời uế trược. Hệ lụy nhân sinh từ thiền môn hay thế trần, nào khác nhau chi mấy.

Trần gian có lắm con đường. Sinh ra ở đời nầy, cũng phải bước đi thôi. Không thể nói “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”. Quan trọng là bước chân ban sơ, đã quyết định, chọn lựa như thế nào. Giờ nầy, chân đã đi, và đi quanh đã nhiều. “Bụi đường dài gót mỏi đi quanh”. Có thể nào trở về chốn cũ để cất lại bước chân ban đầu không? Có thể lắm. Nhưng chốn cũ là chốn nào? Thực ra không có thời gian và nơi chốn nào thực sự hiện hữu như là thời điểm và địa điểm ban đầu, ban sơ. Không có sự dừng nghỉ của thời gian và nơi chốn. Không có vị trí cũ, thời gian cũ. Những gì vừa thoáng sinh, đã thoáng diệt. Đừng mong cầu một cái gì cố định, dù là thời gian hay không gian.

Chỉ có thể lặng tâm, ngay nơi khoảnh khắc hiện tiền nầy, buông xả tất cả - tức là hãy khởi sự bước đi bằng bước chân thứ bảy: xả! Hãy đánh sập, đánh đổ, vứt bỏ hết những con đường, những phương thức, những thành tựu hay thất bại, những vẻ vang rạng rỡ nào đó của danh vọng từng làm mình hãnh diện, những sai lầm nào đó từng làm mình ê chề xấu hổ… Hãy trút bỏ hết, và ngồi yên, trong tịch lặng.

Và rồi, nào, hãy hồn nhiên như trẻ thơ, vô tư như một chú tiểu: hãy cất bước chân đi như một vị Phật sơ sinh.
 
Bài viết: "Bước tâm sơ - Bước chân khai mở con đường vượt thoát phiền não"
Vĩnh Hảo - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

bước tâm sơ bước chân khai mở con đường vượt thoát phiền não buoc tam so buoc chan khai mo con duong vuot thoat phien nao tin tuc phat giao hoc phat

Tết Nguyên đán Nhà hàng chay Thiện Duyên không ngừng Sen hồng tháng Bảy Thân Nỗi niềm tháng bảy Ngọt ngào tháng Tư Nha ha ng chay Co Nô i chốn Ngọn lửa Quảng Đức L廙 Sô cô la phật giáo việt nam dưới thời ngô Mẹ về chốn bình an hà Giải mối oan khiên Vị đại sư sáng lập Tịnh Độ tông Đường Thiền lối cũ 福生市永代供養 chieu cha mẹ và con cái là mối nhân duyên từ Chữa bệnh ngủ ngáy nhu buông bỏ 7 điều nàyđể có cuộc sống 水天需 Bình minh quê mình hoi huong Những bóng hồng của dinh Độc Lập kỳ Phật hoàng Trần Nhân Tông Linh Món chay Cuốn diếp hanh bo thi N茫o cau chuyen nguoi mu so 17 câu nói đáng giá ngàn vàng giúp bạn Phát 宗教五寶 Số bao tương quan hay chẳng là gì than Vì sao không nên ăn no Thiền phái trúc lâm lua cau chuyen ve tam tuy theo quan niem cua moi nguoi Khoai lang b羅i Quả me Thuốc hay ngày hè Dịch giận gián