Ngày 12-1, nhà văn Nguyễn Quang Sáng mừng tuổi mới 80 của mình bằng việc sáng đi hớt tóc. Một tiệm hớt tóc nhỏ gần nhà, chỉ mất mấy phút đi bộ. Đây là căn nhà mới trong khu cư xá Ngân hàng (Q.7) do con trai ông - đạo diễn Nguyễn Quang Dũng - xây cách đây khoảng một năm.

	Buồn buồn vui vui...

Buồn buồn vui vui...

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng - Ảnh: V.Q

Cách đó không xa, dòng Kênh Tẻ chạy cặp đường Trần Xuân Soạn có không gian không khác mấy một vùng sông nước miền Tây.

Căn nhà mới cũng chừa một khoảng sân cho nhà văn Nguyễn Quang Sáng ngồi trà thuốc, viết lách. Chỉ khác nơi góc sân cũ với cây mận quen thuộc, giờ là cây sakê xanh mướt vươn cao.                  

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng “kể khổ” rằng sống lâu và còn chút minh mẫn như ông thì rất hay được đặt hàng viết phúng điếu người thân, bạn bè, và còn nói năng ngon lành nên cứ được mời lên tivi. Nhưng ông gút lại dù làm gì vẫn phải ưu tiên dành thời gian cho sáng tác. Ngày xưa làm “quan” cũng viết, bây giờ vẫn viết; nói tóm lại cả đời ông là viết văn, không làm nghề gì khác.

Những thành tựu, đúc kết đã qua thì đã nằm trong tuyển tập. Có cái mới nhất hiện nay là kịch bản phim truyện nhựa Chim bay về núi của ông đang được Sở VH-TT&DL TP.HCM và Đài truyền hình TP.HCM đưa vào kế hoạch sản xuất. Cũng dựa trên kịch bản phim này, nhạc sĩ Võ Đăng Tín (nguyên giám đốc Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TP.HCM) sẽ viết cho dàn nhạc giao hưởng và trình diễn ở An Giang quê hương của nhà văn. Còn cái đang trên bàn viết là bản thảo tiểu thuyết ngắn khoảng 100 trang sẽ hoàn tất vào năm tới.

2. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng từng bộc bạch ông sẽ không bao giờ viết hồi ký đời mình cũng như không viết hồi ký thuê cho ai. Bây giờ vẫn quan niệm ấy: “Hồi ký phải trung thực. Nhưng vì nhiều lý do, có mấy ai trung thực được một trăm phần trăm. Tôi thấy ai viết hồi ký cũng cho mình ngon hết trơn, mà thật sự mình có ngon đâu. Khó lắm. Với tôi, tính chất của hồi ký nằm rải rác trong rất nhiều tác phẩm”.

Hỏi ông có thay đổi cách viết nháp trong đầu không vì cũng đã lớn tuổi rồi, trí nhớ hẳn cũng suy giảm, ông cười: “Đúng là quên nhiều, gặp bạn bè cũ nhiều khi không nhớ. Nhưng viết lại khác, cái gì mình muốn viết nó nằm trong bụng rồi, chỉ cần khui ra thôi”.

Tuổi 80 ông vẫn siêng xê dịch, mê về quê: “Thú thật là ngán đọc văn chương quá rồi nhưng lại hay đọc kinh Phật. Không phải để đi tu mà để soi rọi mình, giúp mình sống tốt hơn. Sống ở đời tôi nghiệm rằng sống không giận ai, không hại ai, thích thì chơi không thích thì thôi, không có ai là xấu cả mà cũng không có ai là tốt hết”.

3. Không thích nói gì mang tính “tổng kết cuộc đời”, nhà văn Nguyễn Quang Sáng nhấn mạnh nhà văn không có tuổi về hưu, cứ mãi viết đến khi nào “tắt” thì thôi. Còn viết thì không vội tổng kết. “Cuộc đời đâu phải vui hoàn toàn, mà cũng đâu phải buồn hoàn toàn, buồn vui lẫn lộn” - nhà văn Nguyễn Quang Sáng tâm sự.

Cũng từ tâm sự đó, Nguyễn Quang Sáng dự tính cuốn tiểu thuyết mới nhất của ông có thể sẽ được đặt tên là Buồn buồn vui vui.

Trần Nhã Thụy (Tuổi Trẻ)


Về Menu

Buồn buồn vui vui...

Mâm thiền không liên can gì với cách chúng ta giai phap van nan cho bao luc gieo hat tuu tam Mùa sen Chén GiẠ22 su gia hoa binh Tưởng Ngu Tức suy bien goi hon dòng Mối liên hệ giữa thầy 5 điều nên tránh để có thị lực hien tang gian Gia dấu quÃƒÆ 願力的故事 cテ bố chủ khai niệm Lịch sử Đức phật Chùa Bảo Tạng ß ngà lội tim gi năm 泰卦 đức phật trong cái nhìn của các nhà giai thoại về tam vị thiền tăng Sài Gòn gió chướng Dăm bông chân nấm đông cô hue nhung thien vien dep khu vuc mien nam bao tử bà Ši NÃƒÆ Các thực phẩm giảm cân giàu dinh Tập ngay phat dan nam ay Tiếng chuông 真言宗金毘羅権現法要 phat cau chuyen nguoi mu so Vận động can cua y thuc ç Š kinh điển de nhá nhan qua la co that chat lui sứ Phật giáo duy tue thi nghiep tín Tu thien tai thuong xuyen 地风升 Hàn Quốc Thiền sư Hyecho người đi tìm