GNO - Trẻ sơ sinh thiếu cân nếu được chăm sóc theo phương pháp “mẹ ấp con” hay “da tiếp da”...

Cách chăm sóc “da tiếp da” tốt cho trẻ sơ sinh

GNO - Trẻ sơ sinh thiếu cân nếu được chăm sóc theo phương pháp “mẹ ấp con” hay “da tiếp da” (tạm dịch từ skin-to-skin care hay kangaroo mother care) sẽ có thể giảm được nguy cơ chết non, theo phân tích từ các nghiên cứu.

Trong phân tích này, các nhà nghiên cứu xem xét 124 nghiên cứu để tìm hiểu mối liên hệ giữa cách chăm sóc đặc biệt nói trên và lợi ích đối với sức khỏe trẻ sơ sinh.

chamsoc.jpg
WHO khuyến nghị thời gian tiếp xúc trực tiếp giữa mẹ và con càng dài càng tốt

Trẻ sơ sinh có cân trọng thấp (dưới 2 ký) nếu nhận được sự chăm sóc da tiếp da sẽ giảm được 36% nguy cơ chết non, so với trẻ sơ sinh khác không được chăm sóc theo cách này. Ngoài ra, cách chăm sóc mẹ ấp con này còn giúp giảm 47% nguy cơ bệnh nhiễm khuẩn huyết (sepsis) - một bệnh lý nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể quá tải đối với cơ chế phản hồi nhiễm khuẩn của cơ thể so với trẻ được chăm sóc bình thường.

Trong khi cách chăm sóc da tiếp da được sử dụng đặc biệt cho trẻ sơ sinh nhẹ cân với sự hạn chế chỉ định thuốc thì ở một số nước cả phát triển và đang phát triển dần xem đây là phương pháp tốt cho cả người mẹ và trẻ sơ sinh - chia sẻ của bác sĩ Grace Chan, trường Y khoa Đại học Harvard.

Trong 124 nghiên cứu được phân tích, có 68% các nghiên cứu định nghĩa chăm sóc da tiếp da là sự tiếp xúc liên tục và kéo dài với sự tiếp xúc trực tiếp (da tiếp da) của người mẹ và trẻ sơ sinh. 13% số nghiên cứu định nghĩa da tiếp da là sự kết hợp giữa xúc chạm trực tiếp giữa mẹ và con, kết hợp cùng việc nuôi con bằng sữa mẹ. 19% các nghiên cứu cho rằng, đó là sự chăm sóc khi mẹ và trẻ sơ sinh xuất viện sớm, kết hợp tiếp xúc trực tiếp và nuôi con bằng sữa mẹ.

Theo đó, 66% các nghiên cứu được chuyên gia khuyến nghị dưới 4 giờ tiếp xúc trực tiếp mỗi ngày giữa mẹ trẻ sơ sinh, 25% là từ 22 giờ trở lên, số khác là từ 4-21 giờ mỗi ngày.

Để phát huy hết tác dụng của cách chăm sóc mẹ ấp con, hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị thời gian tiếp xúc trực tiếp giữa mẹ và con càng dài càng tốt. Các chuyên gia khuyến nghị nên thực hiện trong khoảng liên tục 22 giờ mỗi ngày nhưng thời lượng tiếp xúc này tương đối khó, và từ 8-12 giờ cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe trẻ sơ sinh - bác sĩ Chan cho biết thêm.

Tuy vẫn chưa có kết luận vì sao cách chăm sóc da tiếp da này giúp giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ nhẹ cân nhưng các chuyên gia cho rằng vì da là rào cản bảo vệ bé khỏi các sự viêm nhiễm do da của trẻ sinh non chưa phát triển một cách đầy đủ. Việc cho trẻ được gần gũi mẹ một cách mật thiết này giúp bảo vệ trẻ khỏi các viêm nhiễm.

Ngoài ra, việc gần gũi này còn giúp người mẹ sớm phát hiện các dấu hiệu viêm nhiễm của trẻ và nhanh chóng có cách điều trị cho trẻ.

Kết quả nghiên cứu này được phát hành ngày 22-12 qua trên Tạp chí Nhi khoa.

Đức Hòa (Theo Live Science)


Về Menu

Cách chăm sóc “da tiếp da” tốt cho trẻ sơ sinh

Dây rún mẹ buộc đâu qua nổi định chùa linh ứng không gian năm chiều của từ bi Đau mãn tính sau sinh dẫn đến nguy cơ Chùa Xuân cafe va thien Về một bức thủ bút chữ Nôm của Bồ Phật Ăn uống như thế nào để kéo dài tuổi Quy y tam bao di cung la ve câu chuyện quan vân trường quan điểm của phật giáo về việc nói Ăn bông cải xanh để ngăn chặn ung thư Bong 8 cách giúp bạn cai thuốc lá hiệu quả Kinh Tứ thập nhị chương Giảm cân dù ít vẫn tốt cho sức tay phuong da tiep nhan dao phat nhu the nao Thể dục giúp ngừa tăng cholesterol ở chua buu lam vì sao bạn đi chùa uống dinh va tien le thiền viện vạn hạnh y niem ve hanh phuc 3 cau chuyen xuc dong ve gia dinh phat tu khi quy y co nen xa bot mot vai gioi Bình Thuận Chuẩn bị xây dựng khu Vì sao vitamin A quan trọng với sức long thanh bo thi thoat khoi tai ac chữ hiếu và đạo hiếu qua lời phật thảm bÃÆ GiÃƒÆ giác ngộ và giải thoát nhung van nan trong dac thu biet truyen cua he những vấn nạn trong đặc thù biệt những vấn nạn từ sự xung đột đạo bụt qua nhận thức mới Phat Thich Ca y nghia tuyen phat truong Mẹ là nhất nhất trên đời mười lăm điều đáng để suy ngẫm trong húy tong khach ba va tu tuong phat hoc tông khách ba và tư tưởng phật học cÓn hai huong van hanh cua tam ly Hạnh kiên nhẫn