Cúng rằm tháng bảy hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu Lan báo hiếu tại nhà thường có 4 lễ cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, và cúng thí thực cô hồn
Cách cúng rằm tháng bảy tại nhà

Cúng rằm tháng bảy hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu Lan báo hiếu tại nhà thường có 4 lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, và cúng thí thực cô hồn. 1. Cúng Phật
 
Trước tiên, đó là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Ta sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.
 
Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh - Kinh Vu Lan - để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài, lại thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh thôi.
 
2. Cúng thần linh và gia tiên
 
Ngày Rằm tháng Bảy, theo tín ngưỡng dân gian, còn là ngày mở cửa ngục, các vong nhân được xá tội nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa.
 
Một số người Việt Nam tin rằng Lễ Xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Hằng năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa... bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.
 
Đến đúng ngày 15/7, mọi việc phải được hoàn tất, đó cũng là lúc "ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy", "mở cửa ngục xá tội vong nhân". Và cũng vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, nhưng cúng chay tốt hơn.
 
a. Văn khấn cúng thần linh tại gia rằm tháng 7
 
Nam mô A Di Đà Phật
 
Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân vàChư vị thần linh cai quản xứ này.
 
Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm Kỷ Sửu (2009)
 
Tín chủ chúng con tên là:  … ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. Thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
 
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.
 
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.
 
Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.
 
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
 
b. Văn tế khấn Tổ tiên ngày rằm/7
 
Nam mô A Di Đà Phật
 
Kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh.
 
Hôm nay là rằm tháng bảy năm Kỷ Sửu
 
Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vi vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.
 
Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ … (Nguyễn, Lê, Trần …)
 
Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.
 
Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.
 
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
 
4. Cúng thí thực cô hồn (hay còn gọi cúng chúng sinh – theo Phật giáo miền Bắc)
 
Mâm cúng cô hồn thường có: quần áo chúng sinh gỡ ra từng món, rải xuống dưới mâm, một ít vàng tiền cũng làm như vậy, vài chén cháo trắng loãng, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 1 ít bỏng gạo và kẹo bánh các loại, ngô/khoai/sắn luộc rồi cắt thành khúc nhỏ v.v... 
 
Ta có thể khấn nôm na, đơn giản, hoặc tụng nghi thức cúng thí thực cô hồn (cúng chúng sinh) trong Kinh Nhật tụng có sẵn tại các chùa..
 
Thích Minh Trí - Vườn hoa Phật giáo  

Về Menu

cách cúng rằm tháng bảy tại nhà cach cung ram thang bay tai nha tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Khánh Hòa Lễ húy kỵ Tổ Phước khoảng cách giữa lý thuyết và thực con quy vo thuong hòa thượng thích trí chơn Thiền sư Trạng nguyên lừng danh Việt Thắp hương rượu ăn chay để làm giảm sự nóng lên toàn Nước tăng lực có thể gây ngộ độc bung việt Hai người mẹ của Đức Phật an cà ý nghĩa dâng hương phai lam gi khi dung giua hanh chanh cua giao hoi liều thuốc cho căn bệnh tự ti my Diễn đàn Phật học Vườn Tâm tổ chức 5 kỹ năng sống có lợi cho sức khỏe 加持 tam tu bi cua bo bao gio thoi het dai kho Những lời chưa nói với ba như bóng không rời hình Vô thường danh lam nổi tiếng trên đảo jeju học sống với những nghịch duyên bất them mot chut vi tha va vut di mot phan ich ki se Tưởng niệm Ni trưởng Thích nữ Huỳnh đạo phật trong văn học dân gian việt Mẹ với ngày tựu trường truyen thong xuat gia bao hieu trong phat giao nam Đức tin Nhớ thầy là nhớ Pháp tinh Hấp thụ protein một cách hiệu quả làm thế nào để hướng dẫn một đời Du xuân Nhân cuộc sống Lễ húy kỵ tổ khai sơn chùa Long Bệnh viêm khớp mãn tính đức phật di lặc và ý nghĩa sáu đứa Nhất VÃ đừng học thói trọc phú để ăn thú Chuyến du lịch nhỏ của mẹ tam Để rau luộc luôn xanh chiem nguong tuong phat bang dong cao nhat the