Đậu đen được trồng phổ biến ở nước ta chủ yếu dùng làm thực phẩm (nấu xôi, chè, chế biến thành bột làm bánh…). Trong y học cổ truyền, đậu đen là một vị thuốc để chế thành đạm đậu xị, nước luộc đỗ đen dùng bào chế nhiều vị thuốc...

Cách sử dụng đậu đen chữa bệnh

SD.jpg

Đậu đen - Ảnh tư liệu

Đậu đen có hai loại: loại xanh lòng, và loại trắng lòng. Loại xanh lòng thơm và dẻo hơn loại trắng lòng vì hàm lượng tinh bột dạng amilopectin nhiều hơn. Đậu đen là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trong 100g đậu đen có 24,4g protein; 1,7g lipit; 53,3g gluxit; 5mcg vitamin A; 0,5mg vitamin B2; 0,21mg vitamin B2; 1,8mg vitamin PP; 8mg vitamin C... Đậu đen có hoạt tính chống oxy hóa ở mức độ vừa phải, nên có tác dụng chống lão hóa, tăng sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể. Trong đậu đen chứa nhiều anbumin và a-xit béo không bão hòa nên có tác dụng hạ mỡ máu. Đậu đen cũng được xác nhận là có tác dụng lợi tiểu và tiêu độc cơ thể. Theo y học cổ truyền, hạt đậu đen có vị ngọt nhạt, tính bình, mát, có tác dụng bổ can, thận, bổ huyết, trừ phong, thanh thấp nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải độc, tiêu khát.

Đạm đậu xị là một vị thuốc chế biến từ đậu đen bằng cách lên men được dùng trong đông y có vị đắng nhạt, có tác dụng giải biểu, trừ phiền, chữa cảm mạo, sốt nóng, nhức đầu, người buồn phiền khó chịu… Đậu đen từ lâu đã được dùng để chữa bệnh. Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã từng dùng đậu đen trong các phương thuốc để chữa bệnh như sau:

* Chữa tiêu khát (đái tháo đường) do thận hư: Đậu đen và thiên hoa phấn lượng bằng nhau, tán nhỏ luyện thành viên, uống với nước sắc đậu đen làm thang.

* Chữa trúng gió nguy cấp: Đậu đen 300g sao cháy đến bốc khói, đổ vào 500ml rượu, ngâm qua 1 ngày đêm, uống, đắp chăn cho ra mồ hôi.

* Chữa dị ứng, lở ngứa, mụn nhọt: Đậu đen sao nhỏ đến khi ruột bên trong có màu vàng đậm, lấy 50 – 100g nấu uống.

* Chữa đau khớp, phong thấp: Đậu đen ngâm nước, ủ mọc thành giá, phơi khô trong râm (phơi âm can). Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần 60 – 90g giá sắc lấy nước uống.

* Nhiều người uống nước đậu đen liên tục có tác dụng hạ triglyxerit và cholesterol máu.

Tóm lại, việc dùng đậu đen để chữa một số bệnh như đái tháo đường, mỡ máu cao, huyết áp cao, thấp khớp và một số bệnh khác là có thật và y học cổ truyền đã dùng từ lâu. Còn việc có nhất thiết phải dùng 49 hạt đậu đen hay không, thì không cần thiết như thế.

Lương y Hoài Vũ (Theo Thanh Niên)


Về Menu

Cách sử dụng đậu đen chữa bệnh

Sức khỏe nguoi tu phat la nguoi tim ve nguon an lac giai 4 lưu ý khi hấp thu đường Giải khát với nước chanh lô hội những ứng dụng cần thiết cho cuộc hạnh phúc là mục tiêu cuối cùng của canh gioi lam giau cao nhat chinh la ton sung dao một tôn giáo bạn nên tìm hiểu Thương cha oi chi nam phut nua thoi nhung nguoi nu xuat gia tu phat co chung duoc những câu đối hay cho ngày tết Nhớ ô mai Hà Nội nỗi đau của thực vật có hay không lam sao de tranh nhung co hiem Canh củ năng rong biển Thiền tập xóa bớt lo âu 5 bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình Tổ đình Viên Ngộ tưởng niệm Tổ khai gian nan hanh trinh vuot thoat Sài Gòn mùa ngóng gió 修道 吾有正法眼藏 bồ tát 優良蛋 繪本 benh am co that khong ma đầu tiên trong dòng truyền thừa đại 怎么面对自己曾经犯下的错误 Các loại đậu không phải là thực phẩm hoàng duy hành trang thiết yếu của người tu sĩ 4 cách hiệu quả giúp khởi động Đâu Phú Yên Tưởng niệm lần thứ 269 Tổ 05 đưa tâm về nhà phần 1 tu theo pháp môn tịnh độ để vãng sanh Lai thần chú đại bi viên ngọc của người hay song chu dung ton tai Tóm 法要 回忌 早見表作成 cai hieu ve phat giao cua mot so nha tri thuc hien cây khô héo mới là tốthay xanh tươi Thầy mùa Tia hy vọng cho những người bị hói nhan ra le vo thuong tu nhung ca truc Sự tương đồnggiữa kinh Vu lan trong Hán chùm thơ tỉnh thức của phật tử thanh kết giới những nét chung và khác biệt 有人願意加日我ㄧ起去