Đậu đen được trồng phổ biến ở nước ta chủ yếu dùng làm thực phẩm (nấu xôi, chè, chế biến thành bột làm bánh…). Trong y học cổ truyền, đậu đen là một vị thuốc để chế thành đạm đậu xị, nước luộc đỗ đen dùng bào chế nhiều vị thuốc...

Cách sử dụng đậu đen chữa bệnh

SD.jpg

Đậu đen - Ảnh tư liệu

Đậu đen có hai loại: loại xanh lòng, và loại trắng lòng. Loại xanh lòng thơm và dẻo hơn loại trắng lòng vì hàm lượng tinh bột dạng amilopectin nhiều hơn. Đậu đen là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trong 100g đậu đen có 24,4g protein; 1,7g lipit; 53,3g gluxit; 5mcg vitamin A; 0,5mg vitamin B2; 0,21mg vitamin B2; 1,8mg vitamin PP; 8mg vitamin C... Đậu đen có hoạt tính chống oxy hóa ở mức độ vừa phải, nên có tác dụng chống lão hóa, tăng sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể. Trong đậu đen chứa nhiều anbumin và a-xit béo không bão hòa nên có tác dụng hạ mỡ máu. Đậu đen cũng được xác nhận là có tác dụng lợi tiểu và tiêu độc cơ thể. Theo y học cổ truyền, hạt đậu đen có vị ngọt nhạt, tính bình, mát, có tác dụng bổ can, thận, bổ huyết, trừ phong, thanh thấp nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải độc, tiêu khát.

Đạm đậu xị là một vị thuốc chế biến từ đậu đen bằng cách lên men được dùng trong đông y có vị đắng nhạt, có tác dụng giải biểu, trừ phiền, chữa cảm mạo, sốt nóng, nhức đầu, người buồn phiền khó chịu… Đậu đen từ lâu đã được dùng để chữa bệnh. Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã từng dùng đậu đen trong các phương thuốc để chữa bệnh như sau:

* Chữa tiêu khát (đái tháo đường) do thận hư: Đậu đen và thiên hoa phấn lượng bằng nhau, tán nhỏ luyện thành viên, uống với nước sắc đậu đen làm thang.

* Chữa trúng gió nguy cấp: Đậu đen 300g sao cháy đến bốc khói, đổ vào 500ml rượu, ngâm qua 1 ngày đêm, uống, đắp chăn cho ra mồ hôi.

* Chữa dị ứng, lở ngứa, mụn nhọt: Đậu đen sao nhỏ đến khi ruột bên trong có màu vàng đậm, lấy 50 – 100g nấu uống.

* Chữa đau khớp, phong thấp: Đậu đen ngâm nước, ủ mọc thành giá, phơi khô trong râm (phơi âm can). Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần 60 – 90g giá sắc lấy nước uống.

* Nhiều người uống nước đậu đen liên tục có tác dụng hạ triglyxerit và cholesterol máu.

Tóm lại, việc dùng đậu đen để chữa một số bệnh như đái tháo đường, mỡ máu cao, huyết áp cao, thấp khớp và một số bệnh khác là có thật và y học cổ truyền đã dùng từ lâu. Còn việc có nhất thiết phải dùng 49 hạt đậu đen hay không, thì không cần thiết như thế.

Lương y Hoài Vũ (Theo Thanh Niên)


Về Menu

Cách sử dụng đậu đen chữa bệnh

nhan qua Bí quyết để sống vui sống khỏe tư liệu đặc biệt về hậu duệ thánh ï¾ ngày tình yêu valentine s day nhìn từ y nghia chuong trong bat nha Vận động là chìa khóa ngăn ngừa ung chua bao loc hay tran trong nguoi ban dang thuong yeu Nhớ cảnh chùa xưa chay mẠcanh LÃ Tiểu sử Hòa thượng Thích Từ Vân 1866 Vu lan nhớ má n廕簑 hãy 5 công dụng bất ngờ của Aspirin tinh trẻ nhan duyen nao da dua mc thuy quynh den voi dao người nghệ sĩ phật giáo đúng nghĩa Nếu chỉ còn một ngày để sống kho dau va niet chang 波羅蜜心經全文 ác hữu ác báo ba n să c văn ho a cu a dân tô c viê t tuyen tap nhung danh ngon ve niem tin va nghi luc những lợi ích của việc tin và sống Hoàng cung trinh nữ hạnh phúc nào cho con khoang cach giua ly thuyet va thuc hanh vi sao co nguoi thi hanh phuc Tranh luận về hiếu giữa Phật giáo và Thanh đạm đậu phụ xào giá thơ Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu Nhớ lam website phat giao chua vong thi vach tran su that cua loi tien tri tan the gangnam Giúp con vượt qua khủng hoảng tinh Sáu công dụng trị bệnh của nghệ viet 五痛五燒意思 chùa linh ứng Làm sao phòng bệnh tiểu đường