Chết thông thường được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống không thể phục hồi của một cơ thể Trong y học, Chết là sự chấm dứt của moi hoạt động sống như hô hấp trao đổi chất sự phân chia các tế bào đ
Cái chết theo quan niệm của Đức Phật

Chết thông thường được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống (không thể phục hồi) của một cơ thể. Trong y học, Chết là sự chấm dứt của moi hoạt động sống như hô hấp trao đổi chất sự phân chia các tế bào đều được chấm dứt vĩnh viễn.
Môn khoa học nghiên cứu về cái chết đã trở thành ngành riêng gọi là "tử vong học" (tiếng Anh: thanatology; tiếng Hy Lạp: θάνατολογια thnatologia). Tuy nhiên, một định nghĩa cho sự chết còn tùy thuộc vào các quan điểm tôn giáo, tín ngưỡng cũng như các lĩnh vực liên hệ.

Người ta chia chết ra làm hai loại: chết lâm sàng mà các phương pháp khám lâm sang cho phép xác định là chết (tim ngừng đập, ngừng thở, mất tri giác, v.v...); chết thật, khi các mô không còn hoạt động được nữa và bắt đầu phân hủy. Những ca tử vong phổ biến ở con người là bệnh tim, tiếp theo là đột quỵ và tai biến mạch máu não, và xếp thứ 3 là nhiễm trùng đường hô hấp dưới.

Trong xã hội loài người, bản chất của cái chết và sự nhận thức của con người về cái chết là các mối quan tâm qua hàng thiên niên kỷ của thế giới tôn giáo và triết học. Điều này bao gồm niềm tin vào sự sống lại (liên quan đến tôn giáo Abraham), tái sinh (liên quan đến tôn giáo Dharm), hoặc ý thức rằng vĩnh viễn không còn tồn tại, được gọi là lãng quên theo chủ nghĩa vô thần (5).

Đức Phật định nghĩa về cái chết một cách rõ ràng:

"Chư Hiền thế nào là chết? Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào trong từng mỗi loại hữu tình, sự mệnh một, từ trần, hủy hoại, hoại diệt, tử biệt, mệnh chung, hủy hoại các uẩn, vất bỏ hình hài; chư Hiền, như vậy gọi là chết" (6).

Ngài cũng đưa ra định nghĩa về chết lâm sàng, đó là cái chết của một người còn sống mà như đã chết như cái chết của ngài Sànu.

Vào thời Đức Phật còn tại thế, ngài Sànu sanh ở thành Sàvatthi trong gia đình một cư sĩ. Khi ngài lên bảy tuổi, mẹ ngài đưa ngài đến ở với các tỳ kheo, hy vọng con mình sẽ được sống hạnh phúc. Rồi Sànu trở thành một vị học hành giỏi, một vị pháp sư, thiền sư với lòng từ bi, được chư Thiên và loài Người ái kính.

Sau một thời gian, không hiểu vì duyên cớ gì, ngài mất sự sáng suốt, sống sầu khổ và muốn đi lang thang đây đó. Bà mẹ trong tiền kiếp của ngài là một nữ dạ xoa, biết được như vậy nên báo cho người mẹ hiện kiếp của ngài biết. Người mẹ hiện tại, nghe vậy rất lấy làm sầu khổ. Rồi một hôm Sa-di Sànu cầm y và bát đến thăm bà mẹ rất sớm. Thấy mẹ sầu muộn, ngài hỏi và được bà mẹ nói lý do, ngài nói bài kệ:

Thưa mẹ, người ta khóc,
Khóc vì người đã chết,
Hay có khóc người sống,
Khi sống, không được thấy,
Thưa mẹ, con đang sống,
Và mẹ đang thấy con,
Vậy vì sao, thưa mẹ,
Mẹ lại khóc cho con?


Bà mẹ trả lời, bằng những lời trong kinh: "Ðây là sự chết, này các Tỷ-kheo trong giới luật của bậc Thánh, tức là sự từ bỏ học giới và hoàn tục",và nói bài kệ như sau:

Người ta khóc cho con,
Là khóc cho con chết,
Hay khóc cho con sống,
Nhưng không được thấy mặt.
Ai đã bỏ dục vọng,
Lại trở lui đời này,
Này con, người ta khóc,
Là khóc cho người ấy,
Vì người ấy được xem,
Còn sống cũng như chết,
Này con, được kéo ra,
Khỏi than hầm lửa rực,
Con còn muốn rơi vào,
Ðống than hồng ấy chăng?


Khi nghe vậy, Sa-di Sànu lấy làm xấu hổ, sầu muộn, và tinh tấn phát triển thiền quán. Không bao lâu ngài chứng quả A-la-hán. Suy nghĩ rằng ngài chiến thắng là nhờ những bài kệ này, nên lấy những bài kệ ấy thành những bài kệ của ngài (7).

Bài viết: "Cái chết theo quan niệm của Đức Phật"
Trích sách làm sao khi chết có nụ cười trên môi?
Tỳ kheo Thích Minh Tâm -
Vườn hoa Phật giáo

 
 Chú thích

5.Handbook to the After life retrieved ngày 12 tháng 4 năm 2012

6.Kinh Trung Bộ, Phẩm Chánh Tri Kiến
 

Về Menu

cái chết theo quan niệm của đức phật cai chet theo quan niem cua duc phat tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Sô cô la đen tốt cho trí nhớ và tim Mối quan hệ giữa tu sĩ hạt Cây hoa gạo ngôi tháp cổ và Thầy tôi Tấm gương sáng ngời cho mọi thế hệ 父母呼應勿緩 事例 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 仏壇 通販 HoẠå 度母观音 功能 使用方法 築地本願寺 盆踊り 每年四月初八 市町村別寺院数順位 霊園 横浜 Phượng tím 供灯的功德 金宝堂のお得な商品 色登寺供养 随喜 Phượng tím nhạc phố chiều mưa 净土网络 biển ngua 必使淫心身心具断 仏壇のお手入れ用品 さいたま市 氷川神社 七五三 tuc 陧盤 Quảng ngữ của Quốc sư Tuệ Trung ở Nam 饒益眾生 曹洞宗総合研究センター 佛教蓮花 Lễ húy kỵ vua Cảnh Thịnh tại chùa Ï phat 鎌倉市 霊園 飞来寺 อธ ษฐานบารม 七五三 大阪 경전 종류 二哥丰功效 Lễ giỗ Tổ Tuệ Bích Phổ Giác lần 精霊供養 墓地の販売と購入の注意点 お墓参り Hành trang của người xuất gia Ðức 因地當中 Vì sao ung thư tuyến giáp ngày càng Phật giáo 墓石のお手入れ方法 佛教教學