Chết thông thường được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống không thể phục hồi của một cơ thể Trong y học, Chết là sự chấm dứt của moi hoạt động sống như hô hấp trao đổi chất sự phân chia các tế bào đ
Cái chết theo quan niệm của Đức Phật

Chết thông thường được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống (không thể phục hồi) của một cơ thể. Trong y học, Chết là sự chấm dứt của moi hoạt động sống như hô hấp trao đổi chất sự phân chia các tế bào đều được chấm dứt vĩnh viễn.
Môn khoa học nghiên cứu về cái chết đã trở thành ngành riêng gọi là "tử vong học" (tiếng Anh: thanatology; tiếng Hy Lạp: θάνατολογια thnatologia). Tuy nhiên, một định nghĩa cho sự chết còn tùy thuộc vào các quan điểm tôn giáo, tín ngưỡng cũng như các lĩnh vực liên hệ.

Người ta chia chết ra làm hai loại: chết lâm sàng mà các phương pháp khám lâm sang cho phép xác định là chết (tim ngừng đập, ngừng thở, mất tri giác, v.v...); chết thật, khi các mô không còn hoạt động được nữa và bắt đầu phân hủy. Những ca tử vong phổ biến ở con người là bệnh tim, tiếp theo là đột quỵ và tai biến mạch máu não, và xếp thứ 3 là nhiễm trùng đường hô hấp dưới.

Trong xã hội loài người, bản chất của cái chết và sự nhận thức của con người về cái chết là các mối quan tâm qua hàng thiên niên kỷ của thế giới tôn giáo và triết học. Điều này bao gồm niềm tin vào sự sống lại (liên quan đến tôn giáo Abraham), tái sinh (liên quan đến tôn giáo Dharm), hoặc ý thức rằng vĩnh viễn không còn tồn tại, được gọi là lãng quên theo chủ nghĩa vô thần (5).

Đức Phật định nghĩa về cái chết một cách rõ ràng:

"Chư Hiền thế nào là chết? Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào trong từng mỗi loại hữu tình, sự mệnh một, từ trần, hủy hoại, hoại diệt, tử biệt, mệnh chung, hủy hoại các uẩn, vất bỏ hình hài; chư Hiền, như vậy gọi là chết" (6).

Ngài cũng đưa ra định nghĩa về chết lâm sàng, đó là cái chết của một người còn sống mà như đã chết như cái chết của ngài Sànu.

Vào thời Đức Phật còn tại thế, ngài Sànu sanh ở thành Sàvatthi trong gia đình một cư sĩ. Khi ngài lên bảy tuổi, mẹ ngài đưa ngài đến ở với các tỳ kheo, hy vọng con mình sẽ được sống hạnh phúc. Rồi Sànu trở thành một vị học hành giỏi, một vị pháp sư, thiền sư với lòng từ bi, được chư Thiên và loài Người ái kính.

Sau một thời gian, không hiểu vì duyên cớ gì, ngài mất sự sáng suốt, sống sầu khổ và muốn đi lang thang đây đó. Bà mẹ trong tiền kiếp của ngài là một nữ dạ xoa, biết được như vậy nên báo cho người mẹ hiện kiếp của ngài biết. Người mẹ hiện tại, nghe vậy rất lấy làm sầu khổ. Rồi một hôm Sa-di Sànu cầm y và bát đến thăm bà mẹ rất sớm. Thấy mẹ sầu muộn, ngài hỏi và được bà mẹ nói lý do, ngài nói bài kệ:

Thưa mẹ, người ta khóc,
Khóc vì người đã chết,
Hay có khóc người sống,
Khi sống, không được thấy,
Thưa mẹ, con đang sống,
Và mẹ đang thấy con,
Vậy vì sao, thưa mẹ,
Mẹ lại khóc cho con?


Bà mẹ trả lời, bằng những lời trong kinh: "Ðây là sự chết, này các Tỷ-kheo trong giới luật của bậc Thánh, tức là sự từ bỏ học giới và hoàn tục",và nói bài kệ như sau:

Người ta khóc cho con,
Là khóc cho con chết,
Hay khóc cho con sống,
Nhưng không được thấy mặt.
Ai đã bỏ dục vọng,
Lại trở lui đời này,
Này con, người ta khóc,
Là khóc cho người ấy,
Vì người ấy được xem,
Còn sống cũng như chết,
Này con, được kéo ra,
Khỏi than hầm lửa rực,
Con còn muốn rơi vào,
Ðống than hồng ấy chăng?


Khi nghe vậy, Sa-di Sànu lấy làm xấu hổ, sầu muộn, và tinh tấn phát triển thiền quán. Không bao lâu ngài chứng quả A-la-hán. Suy nghĩ rằng ngài chiến thắng là nhờ những bài kệ này, nên lấy những bài kệ ấy thành những bài kệ của ngài (7).

Bài viết: "Cái chết theo quan niệm của Đức Phật"
Trích sách làm sao khi chết có nụ cười trên môi?
Tỳ kheo Thích Minh Tâm -
Vườn hoa Phật giáo

 
 Chú thích

5.Handbook to the After life retrieved ngày 12 tháng 4 năm 2012

6.Kinh Trung Bộ, Phẩm Chánh Tri Kiến
 

Về Menu

cái chết theo quan niệm của đức phật cai chet theo quan niem cua duc phat tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 î 寺庙的素菜 cu si tam minh nhưng chịu được thống khổ mới có A Nan 禅诗精选 nhục thân hòa thượng gốc việt trên chuong bon phap 离开娑婆世界 chi bang thay doi chinh ï¾ お寺小学生合宿 群馬 不可信汝心 汝心不可信 西南卦 欲移動 ï¾ ï½ 曹洞宗管長猊下 本 お仏壇 お手入れ nhung ß 永宁寺 Ký ức xôi nấm nấu dâng thầy トo Để ngăn ngừa bệnh tim và tiểu CÃƒÆ y 一仏両祖 読み方 พนะปาฏ โมกข 念佛人多有福气 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 錫杖 Đâu là nguyên nhân gây ra chứng Tóm 大法寺 愛知県 仏壇 通販 Do 深恩正 ThÒ Vitamin C có giúp ngăn ngừa bệnh cảm 僧秉 ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう 簡単便利 戒名授与 水戸 菩提 sống 사념처 無分別智 四比丘 ta di de lai gi khong 四念处的修行方法 quan diem cua phat giao ve van de chuyen gioi