Tôi không hiểu vì sao khi người ăn xin đến nhà, mình có chút gạo tiền dành dụm mình đem cho mà
Cái duyên thật kỳ diệu

Tôi không hiểu vì sao khi người ăn xin đến nhà, mình có chút gạo tiền dành dụm mình đem cho mà : “gọi là làm duyên”.
1. “ Người ta phải bước khó khăn đến nhà
Đồng tiền bát gạo mang ra
Rằng đây cần kiệm gọi là làm duyên”


Tôi không hiểu vì sao khi người ăn xin đến nhà, mình có chút gạo tiền dành dụm mình đem cho mà : “gọi là làm duyên”. Có phải “duyên” của “má lúm đồng tiền trông duyên ghê” ha : “chị ấy da ngăm đen mà lại có duyên” ? Suy nghĩ mãi cho đến  khi hiểu được lý nhân duyên trong nhà Phật. Kinh chép: “Chư pháp trùng trùng duyên khởi”. Càng hiểu thêm khi nghe kể: Khoảng cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, được phép của tỉnh trưởng, ông Chánh hội trưởng tỉnh hội học Phật học Bình Thuận cùng một vị cư sĩ – sau này là Hòa thượng Thích Ấn Nghiêm lúc sinh thời trụ trì chùa Xuân Thọ – Phan Thiết – đứng ra xây một tòa nhà nhỏ làm niệm Phật đường trong khuôn viên nhà tù Phan Thiết. Hội Phật học Bình Thuận mong muốn các tù nhân bị giam giữ cũng có nơi cúng lạy, nương nhờ cửa Phật; ít nhất, đến ngày Tết, ngày lễ Phật, người tù cũng được nghe câu kinh tiếng pháp. Chùa làm xong, ông Chánh hội trưởng và thầy Ấn Nghiêm thắp đèn gióng chuông cúng lạy, từ đó lời kinh tiếng mõ vào chốn lao tù. Năm 1963, thầy bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt nhốt vô tù vì công khai chống đối nhà Ngô đàn áp Phật giáo. Không ngờ trước đó thầy Ấn Nghiêm có cái duyên xây chùa trong tù là …để cho mình. Mỗi sáng chiều, thầy an nhiên tự tại đến “chùa mình” tụng niệm, gia trì công phu. Bởi tâm bồ đề kiên cố, quả nhiên về sau thầy đã trở thành một vị danh sư.

“ Con ạ, nhà Phật không thừa nhận cái gọi là may mắn hay số mệnh. Duyên nghiệp tạo tác, quyết định tất cả, ngay sự mất-còn của mọi chúng sinh”. Lời thầy nói, tôi còn nhớ.

2. Không biết duyên nào đưa đẩy, có bửa tôi đi xe ôm nhằm ông nhiều chuyện; ông ấy mách rằng ở chùa Giang Thành, khi đào đất phát hiện một tượng Phật bằng gỗ quý, cao chừng bảy tấc, có đường nét chạm khắc rất tinh xảo. Tôi tò mò đến chùa tìm hiểu. Ấy là ngôi chùa quê, nằm hẻo lánh nơi biên giới, xây thời Minh Mạng ( 1820-1840 ), được vua ban sắc thừa nhận. Vì thời cuộc và hoàn cảnh , chùa bị hoang phế một thới gian …

Phải qua hàng loạt những đám cỏ lác, cỏ năng, cỏ bàn, lác đác vài đám ruộng lúa còn xanh, rồi ba bốn bận đi ngã này do nguời chỉ  đường hướng dẫn, tôi mới thầy mái chùa – mà cứ tưởng mái nhà ai – lờ mờ thấp bé bên cái cây thật lớn.

Sư cô trụ trì dáng người cao ráo, nhanh nhẹn, đặc biệt tiếng nói to, miệng cười tươi tắn hồn nhiên. Sư cô tiếp tôi chân tình cởi mở, dường như lâu rồi mới thấy người kẻ chợ vô thăm. Tôi lạy Phật, cúng dường Tam bảo, ngắm nhìn tượng gỗ rồi đi quanh chùa. Chỉ cần vài bước chân tôi đã đi cùng khắp. Tôi than : “Chùa nghèo quá”. Sư cô và tôi bật cười, một mối dây thân thiện từ đâu thắt chặt chúng tôi. Câu chuyện đưa chúng tôi ra sân trước sân sau, tôi ngạc nhiên không thấy một ai khác. Ra về tôi bùi ngùi nhớ tới người nữ tu đơn độc và ngôi chùa nhỏ khép mình bên lằn ranh biên giới, gọi là vùng sâu, vùng xa…

Phải nói năm đó tôi có duyên lớn, được theo quý thầy và đoàn Phật tử ra Phú Quốc dự lễ cầu siêu tịnh độ cho các anh hùng liệt sĩ.

Lễ diễn ra trong hai ngày, vô cùng trọng thể. Hơn ngàn người từ các nơi kể cả nhóm người tài trợ ở Hà Nội, đổ về. Cờ Phật giáo giăng khắp các ngã đường dẫn đến nghĩa trang. Phật tử y giới trang nghiêm, đứng thành hai hàng tả hữu tại sân lễ đổ dài xuống chân núi , nghinh đón đoàn rước hài cốt các chiến sĩ trận vong vừa được tìm thấy. Đứng trên này chúng tôi nghe các chuông mõ, tiếng tụng kinh rì rầm trong gió mà chưa thấy đoàn. Tiếng tụng kinh rõ dần là lúc dưới chân núi , ngay đường lên nghĩa trang, chư tôn đức, quân nhân , quân nhạc , Phật tử những người tài trợ, đồng loạt xuống xe đi bộ, tiến lên lễ đài. Tiếng tụng kinh vẫn không dứt. Số người nghinh đón kịp thời chắp tay niệm Phật từ từ nhập vô đoàn.

Trời mưa nhẹ.

Tôi không sao quên được cảm giác bồi hồi xúc động khi chứng kiến cảnh: đoàn quân nhạc nước ta, lễ phục toàn trắng, thổi kèn bài Phật giáo Việt Nam, hòa tiếng trống bập bùng và nhịp chân đưa thẳng…Tự nhiên tôi khóc.

Thương biết bao, những chiến sĩ trận vong, lại thương cuộc đời đổi mới như có sự tỉnh thức, tôi thương cả
nổi cay đắng của mình. Bởi từ ngày thống nhất đất nước, vì chấp ngã, tôi chưa lần nào khai lý lịch bản thân đã bao đời theo đạo Phật, mà khai là đạo thờ cúng ông bà !!

Tỉnh thức, đó là tiếng reo vui bậc nhất của đới tôi.

Qua hôm sau, trời vẫn mưa, đến chiều tối còn lâm thâm ngay vào giờ cử hành lễ dâng đèn hoa. Sau thời kinh khá lâu bằng tiếng Việt, tiếng Hàn, tiếng Phạn là lời xưng tụng công trạng các anh hùng liệt sĩ. Những lời cảm thán nói lên lời tri ân, sự ngưỡng mộ và quyết tâm noi gương, tiếp nối con đường đấu tranh vì đất nước của người còn sống. Sau cùng là lời kêu gọi thấu trời xanh các vong hốn liệt sĩ hãy xóa bỏ hận thù, một lòng quy y Phật, sớm được siêu thoát. Lễ xong, đoàn người cùng niệm Phật với các sư, từng bước một theo sư lên nghĩa trang đi vòng quanh tượng đài. Ban tổ chức vừa phát mỗi người một cành hoa hồng còn tươi rói và ngần ấy ly đèn sáp lỏng từ Hà Nội gửi vào theo chuyến bay…

Sau đó mọi người sẽ đến ngôi mộ cùng niệm Phật, cắm hoa, đặt đèn nhang. Đi một đỗi , có người chụp lấy tôi rồi nói : “ Bà ơi ! đứng đây được rồi, lên trển không nổi đâu. Trời mưa , coi chừng té”. Trong bóng đêm tôi nghe như tiếng người quen, quay lại nhìn thì … Mô Phật ! sư cô chùa Giang Thành. Tôi mừng quá lật đật nắm tay sư cô, chưa nói được gì, cô đã tiếp bước lên thẳng tượng đài. Sau lưng tôi, vô số ánh lửa lấp lóe trườn lên … trườn lên trong tiếng niệm A-di-đà.

3. Thằng con tôi đang làm việc ở Saigon, tự dưng mấy bửa, ban ngày biến đâu tối vể ăn cơm… Cuối cùng nó tha vể nhiều giỏ, túi xách, cặp sách, nón  đủ kiểu, đủ kích cỡ, có đường viền khá đẹp. Tôi gạn hỏi, nó cười, nói: “ Sư cô chùa Giang Thành ở vùng sâu là nhà từ thiện tầm cở ở Kiên Giang. Vừa qua có cuộc triển lảm nhân Hội nghị Nữ giới Phật giáo Thế giới lần thứ II tại thành phố Hồ Chí Minh. Con giúp sư thiết kế phòng triển lãm, giới thiệu sản phẩm tự làm. Tiện thể con mua mấy thứ này. Má lấy mà dùng”

Tôi chưng hửng, cơ duyên nào dun rủi, thằng nhỏ suốt ngày ru rú, cặm cụi bên máy vi tính với nghề mỹ thuật đồ họa, nay bỏ cả việc làm, tiếp giúp Sư cô tận tình vui vẻ.

Bửa đó tình cờ xem đài truyền hình Kiên Giang, tôi la lớn : “ Kìa , kìa …Sư cô Huyền Thanh  trụ trì chùa Giang Thành lên ti vi nhận bằng khen…” Thì ra Sư cô đã làm nhiều chuyện to tát trong sứ mệnh: Phụng sự chúng sanh và thiết thực cúng dường mười phương chư Phật .

Thật không ai ngờ, cô xóa được 300 hộ nghèo ở năm xã biên giới phía Tây Nam, giúp họ tự làm ra sản phẩm để bán ; khoan giếng nước; xây cầu bê tông; cấp quan tài, xuống xe lăn, mua máy may, máy vắt sổ, mở lớp dạy may tại chùa, cùng hội khuyến học giúp học sinh nghèo… Ở chùa nghèo, Sư cô tích cực lo tô điểm cuộc sống bao con người bắng cái Tâm Từ Bi Thanh Tịnh, không mưu cầu lợi ích riêng hay tu bổ chùa mình cho sang trọng. Tôi ngưỡng mộ Sư cô không dám “ ăn theo”, không dám cùng Sư cô đi đến nơi này nơi khác. Nhưng lạ quá cái duyên cứ bắt tôi gặp Sư cô trong những trường hợp hy hữu rất tình cờ, chưa kể duyên nào kiến thằng con tôi gặp Sư cô, dù trước đó nó không hề.

 
Nguyễn Phước Thị Liên

Về Menu

cái duyên thật kỳ diệu cai duyen that ky dieu tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Cách niem tin mu quang xay ra tu cac le hoi tu the loai van ban kinh phat o an do den he thong phat giao trong ban do van hoa viet nam ánh sáng và tự tại Thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư van phap sinh diet thu tien mot nguoi di cai gia cua su tuc gian quang Phật giáo thiền là gì và chúng ta tọa thiền như Chùa Thái Sơn ve nha dấu chân khất sĩ tai uong truoc mat hoa phuc biểu Làng Giç Đôi tai có thể tiết lộ nhiều điều Khánh 12 quy tắc quan trọngđể sống như một nhung hau qua cua viec noi xau nguoi khac va cach chua chan tien giả Viết về mẹ Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân Canh kiểm vai tro cua nu tu phat giao trong thoi bac thuoc 人生是 旅程 風景 tham luận sự dấn thân của người Ä Ãªm mê Lâm Đồng Lễ húy nhật lần thứ 10 già Bánh bột lọc Huế cho gia đình ngày vÁ nguÓn Cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ năng những người nữ xuất gia tu phật có chiêm ngưỡng tượng phật khổng lồ 大乘与小乘的区别 tổ đình thiên lâm Bão về Thương những bờ vai Lễ tưởng niệm húy nhật Đức Đệ Bão về duc phat hien than cua hoa binh Bão về 忍四 toi hoc duoc rang rÓi cội