Giác Ngộ - Đọc và hình dung về một cái sân nhỏ, đầy hoa lá, có một bụi trúc (à, mà không, phải hai bụi cho có đôi) và tôn tượng Đức Bụt Bổn sư bằng đá, thứ đá tự nhiên nằm cao cao, xen giữa những bụi trúc, những thảm cỏ, và hoa tươi cùng một cái hồ có nước thật mát.

Cái sân vuông & nơi thờ Phật


Đó là tên của cuốn tản văn, tác giả Lữ (Hà Lan), xuất bản năm 2008, NXB Phương Đông…

Giác Ngộ - Đọc và hình dung về một cái sân nhỏ, đầy hoa lá, có một bụi trúc (à, mà không, phải hai bụi cho có đôi) và tôn tượng Đức Bụt Bổn sư bằng đá, thứ đá tự nhiên nằm cao cao, xen giữa những bụi trúc, những thảm cỏ, và hoa tươi cùng một cái hồ có nước thật mát.

Cái sân vuông trong mơ ước, trong ý niệm và có thể tương lai sẽ là hiện thực để mình có cơ hội tiếp xúc với Bụt trong một không gian thi vị như thế…


Nơi thờ Phật - Ảnh minh hoạ

Đọc “Cái sân vuông và nơi thờ Phật” mình còn được học rất nhiều những suy nghĩ rất đời, rất thanh tao và cũng thật triết lý, kiểu như thế này: “Có khi, ta còn cho rằng mình biết nhiều hơn người kia. Ta biết nhiều hơn, giỏi hơn, có giá trị hơn. Nhưng ở một nơi hoàn toàn xa lạ, chúng ta phải buông bỏ cái biết của mình đi để mà nhìn, mà nghe, mà ngạc nhiên với những gì đang có mặt” (Bài Ở một nơi hoàn toàn xa lạ).

Đừng để cho cái biết làm hàng rào cho sự lắng nghe và học hỏi thêm những điều mới mẽ, hoặc là những điều hay ho là một nghệ thuật, một sự trải lòng không đơn giản!

Hoặc, đọc mấy dòng này: “Mỗi khi, có niềm tin vào sự sống, thì đôi mắt em sáng ra. Trong đôi mắt ấy, tôi thấy một nụ cười. Dù đang đi qua một giai đoạn khó khăn, nhiều khổ đau, thì đôi mắt cũng có thể cười được” (Bài Mỗi nụ cười là một bài thơ), tôi lại nhớ đến những ánh mắt và nụ cười (quen). Nhớ nụ cười và ánh mắt điềm nhiên trong buổi thiền trà trên sân thượng (của một người). Buổi thiền trà ấy khai mở cho mình rất nhiều điều mới mẽ, nó giúp mình bình tâm, lắng lòng, ngay cả khi đó là lúc những cơn sóng nơi lòng người nổi lên dữ dội nhất…

Nhớ...

Chỉ đơn thuần là nhớ khi đọc “Cái sân vuông và nơi thờ Phật” để rồi xem “góp nhặt đầu tiên”, những hình ảnh về những chuyến ngược xuôi, dạo chơi ở chùa Tâm Thành, nghe tiếng nhạc thiền trong khói trầm nghi ngút giữa khung cảnh nghiêm trang của nơi thờ Phật…

Rồi thì lật lại ký ức, lật lại những gì đã viết, để thôi chờ đợi, để chỉ nhớ rồi sẽ quên, như một lẽ đương nhiên. Hiện tại luôn là phương thuốc quý để chữa lành mọi vết thương, xô dạt đi những hình ảnh quá khứ (chỉ còn là quá khứ).

Mỉm cười, lắng, và hướng về “cái sân vuông và nơi thờ Phật” mà mình nghĩ là nó sẽ có mặt khi mình quay về, nơi đó mang tên quê nhà, hoặc là nơi mình sẽ đặt chân tới… Không xa đâu, tôi nhỉ?

Tấn Khôi


Về Menu

Cái sân vuông & nơi thờ Phật

Thương những bước chân đầu tiên đi vào quê những điều phật tử đã kết hôn và Hoa 22 sứ giả hòa bình Những phát hiện gây ngạc nhiên về hãy biết chấp nhận những gì trong hiện giới luật là nền tảng căn bản của nhân vật phật giáo thế giớicuộc đời 全龍寺 結制 Phụ nữ cũng có nguy cơ tim mạch tương cay kinh gioi hay tran trong nguoi ban dang thuong yeu vẠngười niệm phật chớ nên nghe nhiều chỉ là có giữ lấy nhau hay không mà tuoi tre va xu huong thich lam tiec cuoi chay 閩南語俗語 無事不動三寶 thay nghiem thuan voi trang dien tu vuon hoa phat Câu Chuyện Dòng Sông và dịch giả Phùng hoa giai nhung rac roi trong quan he gia dinh theo Người mang nhóm máu nào có nguy cơ tim ç æŒ Trái 唐朝的慧能大师 Bông cải xanh thực phẩm tốt cho sức Tiểu sử Hòa Thượng Bích Nguyên 1898 bÃÆo khi mệnh chung ภะ làm sao để sống với 2 chữ tuỳ duyên Người xuất gia Quan niệm Phật giáo về thiên muon than tam duoc yen tinh hay quay ve voi hoi 士用果 Hoạ Rà Chùa Pháp Lâm Đà Nẵng hãy tha thứ để sống thanh thản hơn tìm hiểu những ý nghĩa của ngày rằm 3 7 Linh bất linh tại ngã tÕ Á những tín ngưỡng nhân gian không phải Đừng bỏ qua củ cải đỏ trong thực Làm gì để tăng cường hệ miễn dịch Hoàng cung trinh nữ nghề Cần Thơ Cử hành tang lễ Hòa thượng để