Giác Ngộ - Đọc và hình dung về một cái sân nhỏ, đầy hoa lá, có một bụi trúc (à, mà không, phải hai bụi cho có đôi) và tôn tượng Đức Bụt Bổn sư bằng đá, thứ đá tự nhiên nằm cao cao, xen giữa những bụi trúc, những thảm cỏ, và hoa tươi cùng một cái hồ có nước thật mát.

Cái sân vuông & nơi thờ Phật


Đó là tên của cuốn tản văn, tác giả Lữ (Hà Lan), xuất bản năm 2008, NXB Phương Đông…

Giác Ngộ - Đọc và hình dung về một cái sân nhỏ, đầy hoa lá, có một bụi trúc (à, mà không, phải hai bụi cho có đôi) và tôn tượng Đức Bụt Bổn sư bằng đá, thứ đá tự nhiên nằm cao cao, xen giữa những bụi trúc, những thảm cỏ, và hoa tươi cùng một cái hồ có nước thật mát.

Cái sân vuông trong mơ ước, trong ý niệm và có thể tương lai sẽ là hiện thực để mình có cơ hội tiếp xúc với Bụt trong một không gian thi vị như thế…


Nơi thờ Phật - Ảnh minh hoạ

Đọc “Cái sân vuông và nơi thờ Phật” mình còn được học rất nhiều những suy nghĩ rất đời, rất thanh tao và cũng thật triết lý, kiểu như thế này: “Có khi, ta còn cho rằng mình biết nhiều hơn người kia. Ta biết nhiều hơn, giỏi hơn, có giá trị hơn. Nhưng ở một nơi hoàn toàn xa lạ, chúng ta phải buông bỏ cái biết của mình đi để mà nhìn, mà nghe, mà ngạc nhiên với những gì đang có mặt” (Bài Ở một nơi hoàn toàn xa lạ).

Đừng để cho cái biết làm hàng rào cho sự lắng nghe và học hỏi thêm những điều mới mẽ, hoặc là những điều hay ho là một nghệ thuật, một sự trải lòng không đơn giản!

Hoặc, đọc mấy dòng này: “Mỗi khi, có niềm tin vào sự sống, thì đôi mắt em sáng ra. Trong đôi mắt ấy, tôi thấy một nụ cười. Dù đang đi qua một giai đoạn khó khăn, nhiều khổ đau, thì đôi mắt cũng có thể cười được” (Bài Mỗi nụ cười là một bài thơ), tôi lại nhớ đến những ánh mắt và nụ cười (quen). Nhớ nụ cười và ánh mắt điềm nhiên trong buổi thiền trà trên sân thượng (của một người). Buổi thiền trà ấy khai mở cho mình rất nhiều điều mới mẽ, nó giúp mình bình tâm, lắng lòng, ngay cả khi đó là lúc những cơn sóng nơi lòng người nổi lên dữ dội nhất…

Nhớ...

Chỉ đơn thuần là nhớ khi đọc “Cái sân vuông và nơi thờ Phật” để rồi xem “góp nhặt đầu tiên”, những hình ảnh về những chuyến ngược xuôi, dạo chơi ở chùa Tâm Thành, nghe tiếng nhạc thiền trong khói trầm nghi ngút giữa khung cảnh nghiêm trang của nơi thờ Phật…

Rồi thì lật lại ký ức, lật lại những gì đã viết, để thôi chờ đợi, để chỉ nhớ rồi sẽ quên, như một lẽ đương nhiên. Hiện tại luôn là phương thuốc quý để chữa lành mọi vết thương, xô dạt đi những hình ảnh quá khứ (chỉ còn là quá khứ).

Mỉm cười, lắng, và hướng về “cái sân vuông và nơi thờ Phật” mà mình nghĩ là nó sẽ có mặt khi mình quay về, nơi đó mang tên quê nhà, hoặc là nơi mình sẽ đặt chân tới… Không xa đâu, tôi nhỉ?

Tấn Khôi


Về Menu

Cái sân vuông & nơi thờ Phật

buffet vu lan chay 一仏両祖 読み方 sau bau cu tai my cung mó thời pháp thuyết giảng cho một cụ già Thich nhat hanh các cảnh giới tái sinh giúp người trợ Mỗi bệnh một loại nước rau quả Đọc can tu nghiep la gi Củ sen hạt sầu riêng kho tương bốn mươi chín năm xin đừng quên 妙性本空 无有一法可得 å 01 trong tấm gương của cái chết 10 dấu hiệu cảnh báo bệnh thận Thiền định giúp kiểm soát đường Về giá trị đạo đức của lòng từ lễ vu lan nên cúng vào ban ngày ส วรรณสามชาดก Năm mới sẽ tu luyện như lời ba 佛教算中国传统文化吗 Ăn chay ăn khôn ngoan こころといのちの相談 浄土宗 宝塔顶 净地不是问了问了一看 佛教中华文化 二哥丰功效 経å 別五時 是針 cẠi 佛经讲 男女欲望 おりん 木魚のお取り寄せ 曹洞宗総合研究センター 香炉とお香 お墓参り 色登寺供养 随喜 墓地の販売と購入の注意点 สต Thể 乃父之風 Thầy 浄土宗 2006 イイハナのお盆にぴったりの盆提灯 一日善缘 进寺庙需要空腹吗 さいたま市 氷川神社 七五三 rồng 蒋川鸣孔盈