Giác Ngộ - Đã sáu lần lên bục vinh quang văn học nhận giải thưởng nhưng chưa lần nào gây cho tôi xúc động thật sự như lần này. Đó là giải thưởng cuộc thi Văn thơ Phật giáo ngàn năm Thăng Long - Hà Nội của báo Giác Ngộ tổ chức chiều 25-9-2010 tại 85 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP.HCM sau hơn một năm phát động.

	Cảm nghĩ qua một cuộc thi

Cảm nghĩ qua một cuộc thi

Giác Ngộ - Đã sáu lần lên bục vinh quang văn học nhận giải thưởng nhưng chưa lần nào gây cho tôi xúc động thật sự như lần này. Đó là giải thưởng cuộc thi Văn thơ Phật giáo ngàn năm Thăng Long - Hà Nội của báo Giác Ngộ tổ chức chiều 25-9-2010 tại 85 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP.HCM sau hơn một năm phát động.

Cuộc thi văn thơ Phật giáo hướng về ngàn năm Thăng Long - Hà Nội nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa của dân tộc và Phật giáo.

Trong bối cảnh cả nước nô nức đón mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, cuộc thi văn thơ Phật giáo dịp này mang một ý nghĩa thiêng liêng chung, ghi dấu một chặng đường lịch sử. Trong không khí cởi mở và thân thiện, Ban tổ chức cuộc thi đã làm hết mình vì sự công tâm của nhà tổ chức. Nhìn vào những gương mặt tên tuổi trên văn đàn hiện nay như Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM, Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ; Hòa thượng Thích Giác Toàn - nhà thơ Trần Quê Hương - Phó Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi; nhà văn Nguyễn Quang Sáng, các nhà thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Tần Hoài Dạ Vũ, Ý Nhi, Thu Nguyệt, Y Sa (Ni sư Thích nữ Khiết Viên)... cho thấy Ban Giám khảo cuộc thi rất công tâm trong việc xét giải. Một Ban sơ khảo chấm theo quy chế mã số đảm bảo tính tuyệt đối công bằng. Tác giả tham gia cuộc thi cũng không thể đoán được điều gì cho dù theo dõi sít sao cuộc thi qua tuần báo Giác Ngộ, hay Giác Ngộ online. Tôi là một trong số đó. Cho đến ngày nhận giấy mời dự lễ trao giải cũng không biết mình có nhận giải hay không.

Thú thật, những người đam mê cầm bút chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp kinh tế cũng chẳng khấm khá gì. Tiền tàu xe, tiền trọ, tiền ăn cộng với thời gian đi và về của những tác giả ở xa là một bài toán hoàn toàn không dễ giải đáp. Chính vì vậy mà Ban tổ chức cuộc thi văn thơ Phật giáo ngàn năm Thăng Long - Hà Nội của Báo Giác Ngộ đã thông báo kết quả cuộc thi trên các phương tiện thông tin đại chúng trước đó mười ngày. Điều này, làm cho các tác giả đoạt giải an tâm khăn gói lên đường nhận giải trong tư thế phấn chấn. Càng phấn chấn hơn khi được Ban Tổ chức điện thoại cho từng tác giả đoạt giải thông báo có hỗ trợ chi phí tàu xe. Đó là niềm hạnh phúc trên mức tuyệt vời với giới văn nghệ sĩ không chuyên như chúng tôi, nhất là thơ, một thể loại còn đất đứng rất nhỏ trên mặt báo. Với 370 bài thơ, 37 chùm thơ với 355 bài và một trường ca của 156 tác giả tham gia cuộc thi từ 37 tỉnh, thành trong cả nước gửi về, con số này rất khiêm nhường so với hàng vạn người làm thơ trên cả nước. Có lẽ chủ đề cuộc thi tương đối khó hay công tác tuyên truyền chưa hết tầm mà người cầm bút chưa tiếp cận được với thể lệ và thời gian của cuộc thi này? Tôi nghĩ, cả hai. Văn thơ Phật giáo với đất nước là chủ đề thường nhật của tờ tuần báo Giác Ngộ đã khó viết rồi. Văn thơ Phật giáo với ngàn năm Thăng Long - Hà Nội càng khó viết hơn. Không gian thơ, thời gian thơ rộng quá, bao la quá nên có quá nhiều cái để viết thành ra... không biết viết cái gì. Chính vì cái không gian thơ bao la quá đó nên người cầm viết dễ lạc chủ đề. Nói như Hòa thượng Thích Trí Quảng thì cuộc thi này khép lại với tài thơ chưa xuất lộ, chưa có tác phẩm đỉnh cao để đời. Điều đó không đồng nghĩa là cuộc thi không có giải nhất cả về văn và thơ thì nhà tổ chức giữ lại giá trị của giải này. Ngược lại, người nhận giải hai, giải ba và giải khuyến khích của giải này được đôn lên nhận phần thưởng của giải nhất, nhì, ba… Từ trước đến nay, có lẽ Báo Giác Ngộ là nhà tổ chức giải đầu tiên thực hiện nghĩa cử cao đẹp này.

Đứng trước biển thơ bao la và ngôn từ Phật học uyên thâm, tính triết luận và nhân văn cao, một câu thơ thiền không thể phát lộ khi mà văn nhân còn mải mê danh lợi, tình trường. Lắng mình vào không gian thơ đạo để mong viết được đôi câu thơ có hồn phách khác nào như người tìm kim đáy bể. Ai đó may mắn nhặt được câu thơ để đời hẳn là có thiện duyên với đời rồi. Trăm muôn có một, còn lại là bảy nổi ba chìm. Chỉ có người làm thơ mới biết nỗi khổ của người làm thơ và chính họ chứ không ai khác mới rùng mình trước những tu từ, những hình tượng tư duy nghệ thuật rất nhân bản trong từng câu chữ. Người dự giải, ai cũng muốn câu thơ mình bay bổng, đạt đỉnh nghệ thuật. Người nhận giải muốn bài thơ mình hay hơn nữa nhưng lực bất tòng tâm bởi duyên chưa đủ.

Nhà thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh không dễ để ai đó nhỏ to bởi công việc cầm cân nảy mực của mình. Qua 34 truyện ngắn và 59 bài thơ vào chung khảo, rất khó nói chuyện đỉnh cao nghệ thuật này nọ, chỉ cảm thôi cũng đủ nức lòng. Dẫu sao thì đó cũng là món quà tinh thần của văn học Phật giáo góp phần chào mừng Đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, một món quà mà hàng triệu độc giả Phật tử hằng mong.

Vinh danh cho một người thơ, một đời thơ là cái hạnh của những nhà quản lý văn học nghệ thuật, là đức độ của người cầm bút chân chính gìn vàng giữ ngọc cho mai sau.

Phan Thành Minh (Giải III Thơ)


Về Menu

Cảm nghĩ qua một cuộc thi

Tảo Spirulina có ích cho người ăn chay tu tuong va tu tam chung tuyết お墓のお手入れ方法 ngam mặt ký ức một mùa phật đản 佛教与佛教中国化 お墓の設置 移管 修理ならいいお墓 nhが tinh tan tu hanh co thay doi duoc tuong so khong 藥師經經文全文 轉識為智 閼伽坏的口感 Xuân 曹洞宗総合研究センター pháp suc khoe cÃÆ 福生市永代供養 tháng bảy mùa chay những cung bậc và Tháng Giêng การกล าวว ทยาน Công Hà y trÕ 2 bài thơ nguyện và đạo nhiệm Vitamin C có thể giúp giảm nguy cơ tầm Thuốc lá gây lo lắng và suy nhược Visakha tinh thuong va su chuyen hoa 净土五经是哪五经 Nuôi con bằng sữa mẹ vừa tốt あんぴくんとは イイハナのお盆にぴったりの盆提灯 墓地の選び方 สต Vua trần nhân tông TÃo 净地不是问了问了一看 加持 ä½ ç là ŠTứ điệu đế 次第花开的作者 如闻天人 Tự vượt qua khủng hoảng tinh thần