Giác Ngộ - Đó là hai từ phải được thốt ra từ sự biết ơn thực sự, nếu không thì nó chỉ đơn thuần là một từ dùng để xã giao mà thôi…

Cảm ơn

Giác Ngộ - Đó là hai từ phải được thốt ra từ sự biết ơn thực sự, nếu không thì nó chỉ đơn thuần là một từ dùng để xã giao mà thôi…

Bạn có thường nói cảm ơn không? Chắc nhiều, nhưng bạn có thực sự biết ơn người mà bạn vừa nói cảm ơn, bằng cả sự chân thành? Nếu chưa thì hãy thực tập nói cảm ơn khi mình thực sự biết ơn ai đó…

 

Ví dụ, hãy nói cảm ơn mẹ, cảm ơn ba vì tình yêu của ba mẹ đã cho con hiện diện nơi cõi đời này, để con cảm được tất cả buồn, vui của kiếp nhân sinh. Từ sự cảm nhận đó cho con ngộ ra cuộc đời này là vô thường, giả tạm, để con đi thênh thang, không chấp có, chấp không… 

Cảm ơn bạn đã kịp nhận ra nỗi buồn của ta và cho ta một lời khuyên sắc đáng, chân thành, “khai thị” cho ta được sáng mắt, sáng lòng. Cảm ơn cái nắm tay rất chặt của bạn khi ta muốn rơi xuống giữa những nỗi lao chen, khổ đau, bộn bề của lợi danh, được mất…

Cảm ơn thầy đã là điểm tựa và bao giờ cũng sẵn lòng ngồi nghe con tỉ tê chuyện thất bại, hư danh, vinh nhục của đời. Và bao giờ thầy cũng rút ra một triết lý sống mà cứ mỗi lần gần gục ngã, chếch choáng con lại quay về, nương tựa… Thở và mỉm cười!

 

Cảm ơn bữa cơm đạm bạc, chỉ có rau, củ, quả nhưng nó là công lao tác của nhiều người. Cảm ơn người nông dân, cô đầu bếp, anh phục vụ… Và cảm ơn cả nắng, mưa thuận hòa cho rau trái tốt tươi, để ta có bữa cơm ngon, nuôi dưỡng thân “tứ đại” (*) này…

Cảm ơn một người đã thường nhắn tin động viên ta, quay về nương tựa Tam Bảo của tự thân để ta kịp nhận ra mình đã đi quá xa, chạy mải miết với những hư danh, hảo huyền. Cảm ơn em đã chu đáo, sớm tối đều nhắc ta từng li, từng tí, để ta biết rằng ta vô tâm với em và với chính mình…

Cảm ơn sự nhiệm mầu của hạnh lắng nghe mà thầy đã dạy con thực tập. Nhắc rằng: “Con nguyện sẽ lắng nghe, bởi con biết chỉ cần lắng nghe thôi cũng đã làm vơi bớt rất nhiều khổ đau của kẻ khác rồi”…

Cảm ơn, vì bạn, em đã nói cảm ơn ta…

Lưu Đình Long


Về Menu

Cảm ơn

hÃ Æ y cáo 涅槃御和讃 ß 사념처 บวช トo 藏红色 c璽u 五重玄義 Lược sử Đức Thánh tổ Ni Đại Ái 간화선이란 錫杖 Ni giới Nam bộ nửa đầu thế kỷ XX 轉識為智 淨空法師 李木源 著書 tấm 散杖 ÄÆ 念心經可以在房間嗎 Đôi dòng về Cố đại lão HT Thích ç¾ xin dung hoi hot voi cuoc doi 西南卦 gioi thieu buc thu tam huyet cua su co phap hy 반야심경무료듣기 กรรม รากศ พท Làm д гі trương Thiêng liêng những sắc màu Lửa 印手印 優良蛋 繪本 永宁寺 お寺小学生合宿 群馬 一仏両祖 読み方 放下凡夫心 故事 bát nhã ç æˆ trong gió lạnh đầu mùa ï¾ å 無量義經 Hồi ức một quận chúa Kỳ 4 Cuộc hôn 止念清明 轉念花開 金剛經 大乘方等经典有哪几部 空寂 トO 除淫欲咒