Phần lớn các loại đũa gỗ trên thị trường được phủ một lớp sơn bóng, sơn màu và đây có thể là mối nguy cho sức khỏe.

Cẩn thận khi dùng đũa sơn


Phần lớn các loại đũa trên thị trường đều được phủ một lớp sơn bóng

Chị Vũ Phương Loan (Yên Hòa, Hà Nội) mới mua chục đũa gỗ cao cấp về dùng vì chị tin rằng dùng đũa gỗ tự nhiên thì sẽ an toàn hơn các loại  đũa nhựa phíp.

Cẩn thận, chị đem số đũa mới mua đi rửa trước khi ăn và không khỏi ngạc nhiên vì nước rửa đũa thôi ra màu vàng. Càng rửa kỹ, bọt nước rửa bát thôi ra càng vàng và có vẻ như có chất dầu dính lại ở tay chị, làm vàng cả bàn tay. Đũa dùng được vài tháng đã bạc thếch.

Thấy thế, chị bạn đến ăn cơm đã chê đũa gỗ mun nhà chị Loan là đũa “dởm”. Vì nếu đúng là gỗ mun càng dùng phải càng đen, dù có dùng đến mòn đũa vẫn phải đen bóng lên chứ không thể bạc thếch thế này được. Chị Loan lo sợ nghĩ đến cái thứ dầu người ta đã sơn cho đũa đen bóng. Hóa ra bấy lâu nay cả nhà đã vô tình ăn phải hóa chất đó khi dùng đũa.

Theo tiến sĩ Ngô Quốc Quyền, Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ít nhiều các loại sơn sử dụng như lớp bảo vệ bên ngoài để tạo độ bóng, tạo màu giả gỗ đều độc hại, mức độ tùy thuộc vào loại hóa chất và nồng độ hóa chất mà họ sử dụng.

Dù có dùng sơn ta, là vật liệu tự nhiên, thì vẫn phải có dung môi để hòa tan. Dung môi là dầu thực vật thì lâu tan, không có hại nhưng lại rất mất thời gian và sản xuất công phu. Trong khi đó, dung môi hữu cơ giúp sơn tan nhanh, quá trình sơn phủ nhanh và dễ dàng hơn, giá thành rẻ hơn nhiều. Tiến sĩ Ngô Quốc Quyền khẳng định: “Cái gì cũng có tính hai mặt của nó: rẻ, dễ làm thì sẽ độc hại hơn”.

Theo tiến sĩ Trịnh Lê Hùng, khoa Hóa, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, về nguyên tắc, không được sơn bất cứ thứ gì lên trên bát đĩa hay đũa bởi các chất này có thể bị thôi ra trong một điều kiện hay nhiệt độ nào đó, nhất là các đồ dùng trong thực phẩm. Sơn và vecni là các hợp chất hữu cơ, vì thế có những thành phần độc cho sức khoẻ con người.

Ví dụ, sơn sẽ có các oxit kim loại và màu. Khi bị phai ra và ăn vào dạ dày, các axit trong cơ thể sẽ tác động đến kim loại và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Còn vecni được pha chế thêm từ cồn hoặc dung dịch, hóa chất khác để sơn lên đồ gỗ. Các chất này cũng rất ít khi được sử dụng trong thực phẩm.

Theo tiến sĩ Trịnh Lê Hùng, hiện chưa thể kiểm soát hết các đồ dùng gia đình loại này, nhất là các cơ sở làm gia công, họ sử dụng hóa chất khó có thể an toàn vì yếu tố lợi nhuận. Tốt nhất, mỗi người nên cứu mình bằng cách tránh xa các loại đũa bát có sơn phủ ngoài.

Các gia đình nên dùng đũa tre, không sơn phủ ngoài bóng bẩy hoặc có những màu sắc trông không thật. Trước khi sử  dụng lần đầu tiên, nên rửa kỹ với nước rửa bát, hoặc có thể dùng cồn để lau sạch lớp hóa chất bên ngoài rồi rửa lại với nước sạch.

Theo Khoa học & Đời sống


Về Menu

Cẩn thận khi dùng đũa sơn

Chu Dai bi Chùa làng tôi thi盻 Nhìn lá thu rơi thung çŠ 五痛五燒意思 T nhat chuyện 10 năm ăn chay ở đó đây 因地當中 Trẻ nhìn màn hình trong bao lâu thì an Ăn chay và thưởng thức thiền trà tại Bốn Niệm Xứ một con người bình thường tÕa GiÃƒÆ i Bắp cải giảm béo chữa tiểu đường vai suy nghi ve viec di chua cua tuoi tre ï¾ï½ bai tho khong de cho mot chu tieu Ngày này năm Từ góc thưởng trà Huyết áp thấp cũng gây nhồi máu cơ tim 5 dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi ngắm cuoc doi la vo thuong Thưởng thức các món ngon tại Ẩm thực Bún chay ngày rằm quan niệm về ăn chay của các doanh nhân Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt ï¾ ï¼ Giấc mơ mầu nhiệm Bệnh nhân tiểu đường có phải kiêng nghệ thuật ăn trong chánh niệm 泰卦 仏壇 おしゃれ 飾り方 Khánh Hòa Tưởng niệm Tổ khai sơn chùa Quán âm Đậu lăng Thực phẩm cần thiết cho ç Bài thuốc giảm béo của lương y Thích 借香问讯 是 曹洞宗 長尾武士 Bệnh càng tệ thêm do lo lắng nhiều buoc thu nam nang luc cua bi Bánh bột lọc chay lịch sử kết tập kinh