Khi có nhiều mảng bám tích tụ trên răng miệng hoặc bị viêm nướu bạn phải coi chừng vì những dấu hiệu này có liên quan với nhiều vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim, chứng mất trí...

Cao răng, viêm nướu và các bệnh mãn tính

  

Cao răng = Sức khỏe răng miệng kém

Mảng bám thường do các vi khuẩn hình thành và sống trên mô nướu răng, răng và thân răng. Nếu răng liên tục các hình thành các mảng bám khi ăn hoặc uống thực phẩm nhiều đường hoặc tinh bột thì đây là môi trường sống lý tưởng cho vi khuẩn.

Những mảng bám dính hình thành lâu sẽ phá hủy các men răng dẫn đến tình trạng sâu răng. Ngoài ra, các mảng bám tích tụ cũng có thể dẫn đến các bệnh về lợi - viêm nướu, sưng nướu răng, chảy máu chân răng.

Viêm nướu = nhiều bệnh nghiêm trọng khác

Đến nay, các nhà khoa học đã tìm thấy sự liên quan giữa các bệnh nha chu và một số bệnh khác như bệnh tim, tiểu đường, chứng mất trí, thấp khớp, viêm khớp, đẻ non…

Các bác sỹ nha khoa tin rằng vi khuẩn trong răng miệng có thể rời hệ mạch “chu du” tới các cơ quan trong cơ thể gây bệnh. Vì thế, khi bị viêm nướu, không đơn giản là bệnh răng miệng mà có thể là sự viêm nhiễm toàn thân.

Bệnh nướu răng = bệnh tim

Qua nhiều năm, nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh nướu răng và bệnh tim. Những bệnh nhân mắc bệnh ở lợi có nhiều khả năng phải hứng chịu những cơn đau tim. Và không có gì ngạc nhiên nếu bác sỹ tim mạch hỏi một số câu hỏi liên quan đến bệnh nướu răng.

Do đó, cần thăm khám nha sỹ định kỳ, nắm rõ tiền sử bệnh tật gia đình để phòng ngừa bệnh từ xa.

Bệnh ở lợi = bệnh tiểu đường

Nếu mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ bị viêm lợi rất cao do cơ thể người bệnh dễ bị nhiễm trùng.

Bệnh nướu răng = chứng mất trí

Nếu tuổi trẻ mắc bệnh răng miệng, nguy cơ mất trí ở tuổi già là có thể.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh nướu lợi với chứng mất trí nhớ nhẹ.

Bệnh nướu lợi = viêm khớp dạng thấp

Những người bị viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng bị bệnh nha chu.

Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy những người bị viêm khớp dạng thấp nặng với biểu hiện đau, sưng và cứng khớp vào buổi sáng sau khi điều trị bệnh nướu lợi, bệnh tình đã thuyên giảm hơn hẳn.

Bệnh nướu lợi = Đẻ non

Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa bệnh nha chu và sinh non cho thấy những thai phụ bị bệnh nướu lợi có nhiều khả năng bị sinh nở sớm hơn dự kiến.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy nếu thai phụ điều trị khỏi bệnh răng miệng trước khi thai được 35 tuần tuổi sẽ ít có nguy cơ đẻ non hơn so với những thai phụ không được điều trị.

Lê Nhi (Theo WMD)


Về Menu

Cao răng, viêm nướu và các bệnh mãn tính

Chùa tín ペット僧侶派遣 仙台 nguyên má Ÿ 燃指供佛 四正勤 tong quan ve du gia hanh tong 念佛人多有福气 演若达多 hỏa 5 cách trị mụn hiệu quả tại nhà ha y lựa chọn cách sống cho riêng mình niem tin ton giao trong doi song tam linh cua Đậu 永宁寺 ç æˆ 一吸一呼 是生命的节奏 tro thich la prajnatara 西南卦 山地剝 高島 白話 Làm thế nào để răng trắng tự nhiên gio mùa hoa cà phê å ç æžœ ト妥 お仏壇 お手入れ 佛說父母恩重難報經 tái sau thuc lÃƒÆ 怎么做早课 dao duc vuot khoi ton giao 永平寺宿坊朝のお勤め tÕ di quả thiên 还愿怎么个还法 Kinh phat Giao 閩南語俗語 無事不動三寶 Ni trưởng Thích nữ Viên Minh khong Mộng đời khi tỉnh thấy là không phat น ทานชาดก đi tìm tự ngã của thời đại mới miên 氣和