Khi có nhiều mảng bám tích tụ trên răng miệng hoặc bị viêm nướu bạn phải coi chừng vì những dấu hiệu này có liên quan với nhiều vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim, chứng mất trí...

Cao răng, viêm nướu và các bệnh mãn tính

  

Cao răng = Sức khỏe răng miệng kém

Mảng bám thường do các vi khuẩn hình thành và sống trên mô nướu răng, răng và thân răng. Nếu răng liên tục các hình thành các mảng bám khi ăn hoặc uống thực phẩm nhiều đường hoặc tinh bột thì đây là môi trường sống lý tưởng cho vi khuẩn.

Những mảng bám dính hình thành lâu sẽ phá hủy các men răng dẫn đến tình trạng sâu răng. Ngoài ra, các mảng bám tích tụ cũng có thể dẫn đến các bệnh về lợi - viêm nướu, sưng nướu răng, chảy máu chân răng.

Viêm nướu = nhiều bệnh nghiêm trọng khác

Đến nay, các nhà khoa học đã tìm thấy sự liên quan giữa các bệnh nha chu và một số bệnh khác như bệnh tim, tiểu đường, chứng mất trí, thấp khớp, viêm khớp, đẻ non…

Các bác sỹ nha khoa tin rằng vi khuẩn trong răng miệng có thể rời hệ mạch “chu du” tới các cơ quan trong cơ thể gây bệnh. Vì thế, khi bị viêm nướu, không đơn giản là bệnh răng miệng mà có thể là sự viêm nhiễm toàn thân.

Bệnh nướu răng = bệnh tim

Qua nhiều năm, nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh nướu răng và bệnh tim. Những bệnh nhân mắc bệnh ở lợi có nhiều khả năng phải hứng chịu những cơn đau tim. Và không có gì ngạc nhiên nếu bác sỹ tim mạch hỏi một số câu hỏi liên quan đến bệnh nướu răng.

Do đó, cần thăm khám nha sỹ định kỳ, nắm rõ tiền sử bệnh tật gia đình để phòng ngừa bệnh từ xa.

Bệnh ở lợi = bệnh tiểu đường

Nếu mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ bị viêm lợi rất cao do cơ thể người bệnh dễ bị nhiễm trùng.

Bệnh nướu răng = chứng mất trí

Nếu tuổi trẻ mắc bệnh răng miệng, nguy cơ mất trí ở tuổi già là có thể.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh nướu lợi với chứng mất trí nhớ nhẹ.

Bệnh nướu lợi = viêm khớp dạng thấp

Những người bị viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng bị bệnh nha chu.

Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy những người bị viêm khớp dạng thấp nặng với biểu hiện đau, sưng và cứng khớp vào buổi sáng sau khi điều trị bệnh nướu lợi, bệnh tình đã thuyên giảm hơn hẳn.

Bệnh nướu lợi = Đẻ non

Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa bệnh nha chu và sinh non cho thấy những thai phụ bị bệnh nướu lợi có nhiều khả năng bị sinh nở sớm hơn dự kiến.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy nếu thai phụ điều trị khỏi bệnh răng miệng trước khi thai được 35 tuần tuổi sẽ ít có nguy cơ đẻ non hơn so với những thai phụ không được điều trị.

Lê Nhi (Theo WMD)


Về Menu

Cao răng, viêm nướu và các bệnh mãn tính

Người nhóm máu nào dễ bị mất trí ha tinh thong bao ve khoa tu mua he nam 2015 tiến Kinh Kim Cang Đậu đen hóa thiếu hãy sống như con lật đật luôn đứng dai cuong kinh phap hoa chuyển hóa nghiệp thức Ä em chua ong thu xa Đất ươn mầm sống ly do vi dau Học cười để trị bệnh Giổ Tổ khai sơn tổ đình Sắc tứ dao duc gia dinh dang bi xuong cap Củ cải kho tương ăn cơm ngon Gom lại niềm tin Những bài thuốc cho người mỡ máu nhị đế từ hiện tượng đến bản Do đâu gan bị phá hủy hoc cach danh le thien su thich nhat hanh trong Vu lan nhớ má Tia hy vọng cho những người bị hói Những Người Con Gái Lành của Đức Ai dễ bị ung thư ruột kết thờ khi các món ăn tinh thần bị nhiễm độc Bác sĩ Erich Wulff ân nhân của Phật giáo Nt nơi lưu giữ số lượng lớn các tác tránh làm việc theo ca ảnh hưởng xấu đến 禮佛大懺悔文 ý nguyện của ngài alexander đại đế nho tranh chan trau sống là đi chứ không phải dừng lại 願力的故事 Vu lan không có nơi đâu cũng là đất phật ragu chay l½ Và thắp sáng niềm chánh tín chuyen nguoi tre xuat gia cà y tha thu la mon qua hieu thuong thiên thu những điều trẻ cần được dạy từ 05 chuong 5 chanh niem Mất ngủ làm tăng nguy cơ đột