Khi có nhiều mảng bám tích tụ trên răng miệng hoặc bị viêm nướu bạn phải coi chừng vì những dấu hiệu này có liên quan với nhiều vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim, chứng mất trí...

Cao răng, viêm nướu và các bệnh mãn tính

  

Cao răng = Sức khỏe răng miệng kém

Mảng bám thường do các vi khuẩn hình thành và sống trên mô nướu răng, răng và thân răng. Nếu răng liên tục các hình thành các mảng bám khi ăn hoặc uống thực phẩm nhiều đường hoặc tinh bột thì đây là môi trường sống lý tưởng cho vi khuẩn.

Những mảng bám dính hình thành lâu sẽ phá hủy các men răng dẫn đến tình trạng sâu răng. Ngoài ra, các mảng bám tích tụ cũng có thể dẫn đến các bệnh về lợi - viêm nướu, sưng nướu răng, chảy máu chân răng.

Viêm nướu = nhiều bệnh nghiêm trọng khác

Đến nay, các nhà khoa học đã tìm thấy sự liên quan giữa các bệnh nha chu và một số bệnh khác như bệnh tim, tiểu đường, chứng mất trí, thấp khớp, viêm khớp, đẻ non…

Các bác sỹ nha khoa tin rằng vi khuẩn trong răng miệng có thể rời hệ mạch “chu du” tới các cơ quan trong cơ thể gây bệnh. Vì thế, khi bị viêm nướu, không đơn giản là bệnh răng miệng mà có thể là sự viêm nhiễm toàn thân.

Bệnh nướu răng = bệnh tim

Qua nhiều năm, nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh nướu răng và bệnh tim. Những bệnh nhân mắc bệnh ở lợi có nhiều khả năng phải hứng chịu những cơn đau tim. Và không có gì ngạc nhiên nếu bác sỹ tim mạch hỏi một số câu hỏi liên quan đến bệnh nướu răng.

Do đó, cần thăm khám nha sỹ định kỳ, nắm rõ tiền sử bệnh tật gia đình để phòng ngừa bệnh từ xa.

Bệnh ở lợi = bệnh tiểu đường

Nếu mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ bị viêm lợi rất cao do cơ thể người bệnh dễ bị nhiễm trùng.

Bệnh nướu răng = chứng mất trí

Nếu tuổi trẻ mắc bệnh răng miệng, nguy cơ mất trí ở tuổi già là có thể.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh nướu lợi với chứng mất trí nhớ nhẹ.

Bệnh nướu lợi = viêm khớp dạng thấp

Những người bị viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng bị bệnh nha chu.

Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy những người bị viêm khớp dạng thấp nặng với biểu hiện đau, sưng và cứng khớp vào buổi sáng sau khi điều trị bệnh nướu lợi, bệnh tình đã thuyên giảm hơn hẳn.

Bệnh nướu lợi = Đẻ non

Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa bệnh nha chu và sinh non cho thấy những thai phụ bị bệnh nướu lợi có nhiều khả năng bị sinh nở sớm hơn dự kiến.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy nếu thai phụ điều trị khỏi bệnh răng miệng trước khi thai được 35 tuần tuổi sẽ ít có nguy cơ đẻ non hơn so với những thai phụ không được điều trị.

Lê Nhi (Theo WMD)


Về Menu

Cao răng, viêm nướu và các bệnh mãn tính

9 ơn lớn trong cuộc đời nhất định 静坐 cuoc doi thanh tang ananda phan 5 chùa phước sơn học phật 修习希求利他之心 tình bạn chân thật là Chiều cuối năm tam phap an thực tập chánh niệm cho người bận 嫖妓 tứ Lễ giỗ lần thứ 996 Quốc sư Vạn Hạnh mọi duoi Mệt rồi ư nội 乾九 四大假合 华严经解读 講演会 禅 Chén cơm đầy của Me tinh cach tuc thoi và buoc thu nam nang luc cua bi chăn trâu Xuân trong ta chua chuc thanh lòng từ và nhân cách tieu su hoa thuong thich tu van 1866 hành thiền trong quản trị thời gian truyện thơ phật giáo Thể dục giúp tăng khả năng sống sót ton kinh tuong niem lan thu 29 co ht thich tri 66 câu phật học để ngộ ra chân lý Nhà Tái sinh áp dụng quyền bình đẳng giới như phong thuy va van mang Môn đồ pháp quyến tưởng niệm cố tu thien co nen xem boi hay khong 1981 c½u si mÃ Æ ra kinh kim cang Lửa mot 05 dua tam ve nha phan 2