Chúng ta tạo đủ nhân đủ duyên, cây mới ứng hiện quả đúng như mình mong muốn Nếu chúng ta tạo duyên không đủ thì kết quả không thể nào tốt được
Cầu nguyện có được kết quả như ý không?

Chúng ta tạo đủ nhân đủ duyên, cây mới ứng hiện quả đúng như mình mong muốn. Nếu chúng ta tạo duyên không đủ thì kết quả không thể nào tốt được.
Quý Phật tử muốn đời này mình là người tốt, đời sau tốt hơn, được lên thiên đường thì sao? Phải giữ năm giới hoặc tu Thập thiện!

Cũng như một người đang yếu, nếu yếu nữa là bệnh, bây giờ người muốn trở thành mạnh, họ phải làm sao? Phải bồi bổ. Nếu đang yếu vừa phải, không bổ dưỡng mà còn sử dụng thân quá sức, tới lúc kiệt quệ, không còn dùng nó được nữa. Rõ ràng, chúng ta thêm duyên tốt thì nó chuyển thành tốt, không thêm duyên tốt mà lại bớt, thì nó trở thành xấu.

Cho nên muốn lên thiên đường hay xuống địa ngục, là quyền của ta. Ai bắt mình xuống địa ngục, ai kéo mình lên thiên đường được? Người tạo duyên tốt được lên thiên đường, kẻ tạo duyên ác bị xuống địa ngục. Vậy thôi!

Đạo Phật dạy ai làm mười điều ác là nhân của địa ngục, ai tu mười điều thiện là nhân của thiên đường. Có gì lạ đâu. Do đó nói tới lý nhân duyên này, trong kinh Phật có một câu chuyện rất hay. Kinh A-hàm kể:

Hôm nọ có một số thầy Bà-la-môn tới gặp Phật, họ hỏi:

– Thưa ngài Cù-đàm, nếu đệ tử của Ngài chết, Ngài có thể cầu nguyện cho họ lên thiên đường được không?

Phật im lặng không trả lời. Sau đó, Phật hỏi ngược lại:

– Nếu đệ tử của các ông chết, các ông có thể cầu lên thiên đường được không?

Các vị đó đáp:

– Được.

Phật liền đưa ra ví dụ: Như một cái giếng sâu, có người đem tảng đá lớn liệng xuống giếng. Sau đó họ thỉnh hai ba chục thầy Bà-la-môn đứng chung quanh miệng giếng, yêu cầu các thầy cầu nguyện tảng đá đừng chìm, quí thầy cầu được không?

– Các thầy Bà-la-môn nói không được.

– Phật hỏi tại sao? Các thầy đáp vì đá nặng, rớt xuống nước phải chìm, không làm sao nổi lên được.


Phật đưa ra ví dụ thứ hai: Giả sử có người đem một chai dầu tới đổ xuống giếng, rồi yêu cầu các thầy cầu nguyện dầu chìm xuống đáy giếng, các thầy cầu được không?

– Các thầy nói không được. Tại sao? Vì dầu nhẹ nên phải nổi lên trên, có cầu bao nhiêu nó cũng nổi lên, chìm xuống không được.

Phật nói cũng vậy, nếu người tạo tội thập ác, nhất định phải đoạ địa ngục, không làm sao cầu họ lên thiên đường được. Người tu Thập thiện nhiều phước lành, dù các ông ác ý cầu họ xuống địa ngục, họ vẫn lên thiên đường như thường.

Như vậy việc cầu nguyện đâu có đưa đến kết quả như ý. Vậy mà bây giờ Phật tử thích cầu nguyện, không chịu tu. Không hành Thập thiện, cứ lo làm ăn danh lợi đã đời, khi gần chết sợ quá thỉnh thầy cô cho đông, cầu nguyện giùm con lên thiên đường hay về Cực Lạc. Như vậy được không?

Điều này Phật nói rất rõ, căn cứ trên lý nhân duyên chúng ta tạo duyên nào, sẽ đưa tới chỗ đó. Tạo duyên nặng mà biểu người ta cầu cho được nổi, nhất định phải chìm thôi.

Còn người tạo duyên nhẹ, dù ai ghét muốn chìm xuống cũng không được.

Hiểu được lý nhân duyên, chúng ta phải ứng dụng ngay trong cuộc sống, tạo duyên để vươn lên. Quí vị có ai muốn xuống địa ngục không? Chắc không ai muốn. Nếu không ưng xuống địa ngục thì mười điều ác phải chừa. Không tạo duyên ác thì không rơi vào nghiệp ác. Chúng ta muốn người khác mến thương thì phải tạo duyên tốt. Một là xử sự tử tế với mọi người, hai là sẵn sàng giúp đỡ họ, ba là lúc nào gặp họ cũng vui vẻ. Muốn người ta thương mà gặp họ mặt mày quạu đeo, thì ai thương được

Trời Phật đâu có xui khiến ai thương hay ghét mình. Chính chúng ta tạo ra. Lý nhân duyên rất công bằng. Vì sao? Vì tạo nhân tốt duyên tốt thì quả sẽ tốt. Ví dụ tôi muốn trồng cây, trước hết phải lựa hột giống tốt. Từ hột giống gieo xuống chỗ đất cũng phải tốt. Nếu gặp đất chai dù giống tốt cây vẫn lên không được. Kế đó còn phải có phân phướn, tưới tắm để hột giống mau nảy mầm, rồi còn phải nhổ cỏ… nhiều duyên cộng lại cây mới phát triển tươi tốt.

Bài viết: "Cầu nguyện có được kết quả như ý không?"
H.T Thiền Sư Thích Thanh Từ - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

cầu nguyện có được kết quả như ý không? cau nguyen co duoc ket qua nhu y khong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

山風蠱 高島 î น ทานชาดก 建菩提塔的意义与功德 欲移動 腳底筋膜炎治療 บวช ngoai khong tranh la tinh 空寂 Hoạ 自悟得度先度人 Chi duyen niå³ å Æ 간화선이란 妙性本空 无有一法可得 大法寺 愛知県 ï¾ ï½ nhất 無量義經 若我說天地 Ăn trái cây có cần đúng lúc không 永宁寺 お仏壇 お手入れ nhin doi nhu bot nuoc 五藏三摩地观 盂蘭盆会 応慶寺 tà Thiền sư Thích Thanh Từ và hơn 淨空法師 李木源 著書 niết bàn 1 大乘方等经典有哪几部 ÄÆ ペット供養 合葬墓 12 cách ngăn ngừa cảm lạnh 濊佉阿悉底迦 nguon goc cua kho dau tu hành chớ nên bắt chước vì ta là 本事 佛 白骨观 危险性 禮佛大懺悔文 錫杖 ç æˆ 佛教讲的苦地 除淫欲咒 nguoi thay day bup be ï¾ 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟