Chúng ta tạo đủ nhân đủ duyên, cây mới ứng hiện quả đúng như mình mong muốn Nếu chúng ta tạo duyên không đủ thì kết quả không thể nào tốt được
Cầu nguyện có được kết quả như ý không?

Chúng ta tạo đủ nhân đủ duyên, cây mới ứng hiện quả đúng như mình mong muốn. Nếu chúng ta tạo duyên không đủ thì kết quả không thể nào tốt được.
Quý Phật tử muốn đời này mình là người tốt, đời sau tốt hơn, được lên thiên đường thì sao? Phải giữ năm giới hoặc tu Thập thiện!

Cũng như một người đang yếu, nếu yếu nữa là bệnh, bây giờ người muốn trở thành mạnh, họ phải làm sao? Phải bồi bổ. Nếu đang yếu vừa phải, không bổ dưỡng mà còn sử dụng thân quá sức, tới lúc kiệt quệ, không còn dùng nó được nữa. Rõ ràng, chúng ta thêm duyên tốt thì nó chuyển thành tốt, không thêm duyên tốt mà lại bớt, thì nó trở thành xấu.

Cho nên muốn lên thiên đường hay xuống địa ngục, là quyền của ta. Ai bắt mình xuống địa ngục, ai kéo mình lên thiên đường được? Người tạo duyên tốt được lên thiên đường, kẻ tạo duyên ác bị xuống địa ngục. Vậy thôi!

Đạo Phật dạy ai làm mười điều ác là nhân của địa ngục, ai tu mười điều thiện là nhân của thiên đường. Có gì lạ đâu. Do đó nói tới lý nhân duyên này, trong kinh Phật có một câu chuyện rất hay. Kinh A-hàm kể:

Hôm nọ có một số thầy Bà-la-môn tới gặp Phật, họ hỏi:

– Thưa ngài Cù-đàm, nếu đệ tử của Ngài chết, Ngài có thể cầu nguyện cho họ lên thiên đường được không?

Phật im lặng không trả lời. Sau đó, Phật hỏi ngược lại:

– Nếu đệ tử của các ông chết, các ông có thể cầu lên thiên đường được không?

Các vị đó đáp:

– Được.

Phật liền đưa ra ví dụ: Như một cái giếng sâu, có người đem tảng đá lớn liệng xuống giếng. Sau đó họ thỉnh hai ba chục thầy Bà-la-môn đứng chung quanh miệng giếng, yêu cầu các thầy cầu nguyện tảng đá đừng chìm, quí thầy cầu được không?

– Các thầy Bà-la-môn nói không được.

– Phật hỏi tại sao? Các thầy đáp vì đá nặng, rớt xuống nước phải chìm, không làm sao nổi lên được.


Phật đưa ra ví dụ thứ hai: Giả sử có người đem một chai dầu tới đổ xuống giếng, rồi yêu cầu các thầy cầu nguyện dầu chìm xuống đáy giếng, các thầy cầu được không?

– Các thầy nói không được. Tại sao? Vì dầu nhẹ nên phải nổi lên trên, có cầu bao nhiêu nó cũng nổi lên, chìm xuống không được.

Phật nói cũng vậy, nếu người tạo tội thập ác, nhất định phải đoạ địa ngục, không làm sao cầu họ lên thiên đường được. Người tu Thập thiện nhiều phước lành, dù các ông ác ý cầu họ xuống địa ngục, họ vẫn lên thiên đường như thường.

Như vậy việc cầu nguyện đâu có đưa đến kết quả như ý. Vậy mà bây giờ Phật tử thích cầu nguyện, không chịu tu. Không hành Thập thiện, cứ lo làm ăn danh lợi đã đời, khi gần chết sợ quá thỉnh thầy cô cho đông, cầu nguyện giùm con lên thiên đường hay về Cực Lạc. Như vậy được không?

Điều này Phật nói rất rõ, căn cứ trên lý nhân duyên chúng ta tạo duyên nào, sẽ đưa tới chỗ đó. Tạo duyên nặng mà biểu người ta cầu cho được nổi, nhất định phải chìm thôi.

Còn người tạo duyên nhẹ, dù ai ghét muốn chìm xuống cũng không được.

Hiểu được lý nhân duyên, chúng ta phải ứng dụng ngay trong cuộc sống, tạo duyên để vươn lên. Quí vị có ai muốn xuống địa ngục không? Chắc không ai muốn. Nếu không ưng xuống địa ngục thì mười điều ác phải chừa. Không tạo duyên ác thì không rơi vào nghiệp ác. Chúng ta muốn người khác mến thương thì phải tạo duyên tốt. Một là xử sự tử tế với mọi người, hai là sẵn sàng giúp đỡ họ, ba là lúc nào gặp họ cũng vui vẻ. Muốn người ta thương mà gặp họ mặt mày quạu đeo, thì ai thương được

Trời Phật đâu có xui khiến ai thương hay ghét mình. Chính chúng ta tạo ra. Lý nhân duyên rất công bằng. Vì sao? Vì tạo nhân tốt duyên tốt thì quả sẽ tốt. Ví dụ tôi muốn trồng cây, trước hết phải lựa hột giống tốt. Từ hột giống gieo xuống chỗ đất cũng phải tốt. Nếu gặp đất chai dù giống tốt cây vẫn lên không được. Kế đó còn phải có phân phướn, tưới tắm để hột giống mau nảy mầm, rồi còn phải nhổ cỏ… nhiều duyên cộng lại cây mới phát triển tươi tốt.

Bài viết: "Cầu nguyện có được kết quả như ý không?"
H.T Thiền Sư Thích Thanh Từ - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

cầu nguyện có được kết quả như ý không? cau nguyen co duoc ket qua nhu y khong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

hai chuong bon phap 元代 僧人 功德碑 荐拔功德殊胜行 Í 梁皇忏法事 お墓 生前 法事案内 テンプレート Khai vị với hoa chuối trộn gỏi 三身 HoẠ一日善缘 Chữa bệnh dạ dày đúng cách ngũ dot 経å 佛教算中国传统文化吗 己が身にひき比べて ส วรรณสามชาดก 僧人食飯的東西 轉識為智 the nao la su menh cua mot ngoi chua 築地本願寺 盆踊り 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 栃木県 寺院数 大乘与小乘的区别 文殊 墓地の販売と購入の注意点 浄土宗 2006 nem dao thanh phat 听经闻法的功德 净土五经是哪五经 陈光别居士 Bánh お仏壇 お供え 色登寺供养 随喜 地藏王菩萨圣号 là i hai tượng phật trên đỉnh núi được 墓 購入 佛经讲 男女欲望 おりん 木魚のお取り寄せ Thần bí chuyện đầu thai của Vua Lý 佛教中华文化 お位牌とは å 曹洞宗総合研究センター บทสวดขอบรรชา Dấu 二哥丰功效