HỎI Vừa qua, gia đình tôi có xảy ra chuyện, chỉ trong 60 ngày mà có hai người bà và chú chết Sau đó gia đình vì quá lo lắng nên đi xem bói và nghe phán là bị chết trùng, phải chết thêm mấy người nữa Trong lễ tuần thất thứ 3 của chú thì chú hộ lên, nh
Cầu siêu và tạo phước để hồi hướng cho Hương Linh

HỎI: Vừa qua, gia đình tôi có xảy ra chuyện, chỉ trong 60 ngày mà có hai người (bà và chú) chết. Sau đó gia đình vì quá lo lắng nên đi xem bói và nghe phán là bị chết trùng, phải chết thêm mấy người nữa. Trong lễ tuần thất thứ 3 của chú thì chú hộ lên, nhập vào một người nói do kiếp trước chú đã chém đầu một bà, nay con của bà bị chém ấy lên bắt chú và mẹ của chú đi và sẽ còn bắt thêm một số người nữa. Chú còn nói mẹ của chú (bà tôi) ở dưới đó bị xiềng xích đánh đập. Sự việc trên khiến gia đình tôi rất hoang mang và lo lắng, xin quý Báo hoan hỷ chỉ bảo và phân tích cho tôi một số thắc mắc sau: 

1. Hiện tượng chết trùng, theo nhà Phật, có hay không? Nguyên nhân và cách khắc phục. 

2. Sự việc chú tôi (người chết) về nhập vào một người và nói như vậy có nên tin không? 

3. Một số thầy (ở chùa) nói phải chẩn tế và dùng bùa (của đạo Phật) để hóa giải chết trùng. Điều này có đúng không? 

4. Đạo Phật ngoài cầu siêu cho người chết, có cách nào khác thiết thực hơn để con cháu trong gia đình đều có thể làm được trong đời sống hàng ngày nhằm hồi hướng phước đức cho hương linh?

(duong_joong…@yahoo.com) 


 
ĐÁP:

Bạn duong_joong thân mến! 

Trong vòng hai tháng mà gia đình bạn có đến hai người mất (một già, một trẻ) là điều thật đau buồn và gây lo lắng, hoang mang cho cả nhà. Tuy vậy, thay vì tin tưởng tuyệt đối vào Tam bảo để tu tập, cầu nguyện và tạo phước nhằm hồi hướng cho hương linh thì gia đình bạn lại đi xem bói để chuốc thêm những lo lắng không cần thiết. Các vấn đề bạn hỏi, chúng tôi lần lượt trao đổi với bạn như sau: 

1- Vấn đề chết trùng, đây là quan niệm về lịch số của Trung Hoa xưa do chết hay an táng nhằm ngày trùng, được lưu truyền và tin tưởng sâu sắc trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Phật giáo không có quan niệm về chết trùng, ngày trùng v.v… Sự sống chết của mỗi người là do nghiệp lực của chính người ấy quyết định và chi phối. Sự chết cùng với ngày giờ chôn cất của một người, dù cho là thân quyến có cộng nghiệp, vẫn không thể ảnh hưởng đến đời sống hay quyết định sự chết của người thân được. 

2- Việc một người hộ lên, nhập vào người khác tuy có, nhưng khó có thể xác định "vong" đó đích thực là người thân của mình. Sự lạm xưng vẫn thường xảy ra trong nhiều trường hợp như vậy. Quan trọng hơn, những gì "vong" trình bày (theo như bạn mô tả) hoàn toàn mang sắc thái "oan oan tương báo" của tín ngưỡng dân gian. Mô thức báo oán theo kiểu "do kiếp trước chú đã chém đầu một bà, nay con của bà bị chém ấy lên bắt chú và mẹ của chú đi và sẽ còn bắt thêm một số người nữa" không hề có trong quan điểm Nghiệp và Nhân quả của Phật giáo. Do vậy, nếu người Phật tử tín sâu Tam bảo, có chánh kiến rõ ràng thì không thể tin vào những lời vu vơ, thiếu căn cứ kia được. Bởi lẽ, nghiệp của ai thì người ấy trả và dòng nghiệp lực luôn vận động nên hình thức trả nghiệp cũng theo đó mà uyển chuyển, thay đổi không ngừng. 

3- Như đã nói, Phật giáo không có quan niệm về ngày trùng và chết trùng nên chắc chắn không có "bùa" nào để giải trùng cả. Mặt khác, Phật giáo không hề sử dụng bùa ngải để trấn yểm hay trừ khử, xua đuổi ma quỷ. Và nếu có vị xuất gia nào sử dụng thì đó là sự vay mượn của các đạo giáo khác làm phương tiện. Tuy nhiên, đó là con dao hai lưỡi, không ít người mang hệ lụy vì quá lạm dụng vào phương tiện này. Chẩn tế, là hình thức bố thí rộng khắp cho các chúng sanh (nhất là loài ngạ quỷ đói khát) được no đủ. Theo quan điểm Phật giáo, pháp thức chẩn tế là phương tiện nhằm cầu siêu và hồi hướng phước báo bố thí cho hương linh. Nương phước báo này, hương linh có thể được tỉnh thức và sanh vào các cõi lành. 

4- Ngoài lễ cầu siêu, đạo Phật còn triển khai rất nhiều pháp thức khác nữa để gia quyến thực hành nhằm trợ duyên cho hương linh. Nhất là trong thời gian sau khi chết, từ 1 đến 49 ngày, hương linh rất mong mỏi người thân làm phước để hồi hướng phước báo cho mình. Những việc làm phước thiện mà thân nhân có thể thực hiện bao gồm: Phát tâm quy y, vâng giữ 5 giới, thực tập ăn chay, đi chùa tụng kinh niệm Phật hàng đêm, tham dự các khóa tu, sống hiền thiện, sẻ chia, bố thí, cúng dường… và đem tất cả những công đức lành này hồi hướng cho hương linh. 

Chúc bạn tinh tấn! 

Bài viết: "Cầu siêu và tạo phước để hồi hướng cho Hương Linh"
Nhiên Như-Quảng Tánh / Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

cầu siêu và tạo phước để hồi hướng cho hương linh cau sieu va tao phuoc de hoi huong cho huong linh tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

七五三 大阪 Vị Ni ra sách về ẩm thực nhà chùa cua お仏壇 お供え tuà Tạp Hoạ biết và không biết gãi 度母观音 功能 使用方法 深恩正 nghị phat giao Mùi hương nếp 墓の片付け 魂の引き上げ Bổ sung vitamin E qua thực phẩm dương văn hội người bảo vệ kinh 四比丘 忍四 元代 僧人 功德碑 KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA 一息十念 Ăn chay cho da khỏe đẹp Thầy Tôi trong cõi gió trăng คนเก ยจคร าน Kê nấu bí đỏ 飞来寺 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 Nhập từ Tam muội phóng sinh tẠp vài nét suy ngẫm về đào tạo tăng 白佛言 什么意思 曹洞宗 歌 Vỏ táo giúp phòng ung thư ve 杨柳观音图 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 dai Ăn nấm giúp giảm cân và huyết áp thuơng Xét nghiệm máu giúp dự đoán Alzheimer 梁皇忏法事 Ở đời vui đạo hãy tùy duyên Giỗ Tổ khai sơn tu viện Khánh An hay song nhu con lat dat luon dung day sau khi vap 先祖代々之霊位 Ðịnh luật của nghiệp 每年四月初八 淨行品全文 Phật giáo พ ทธโธ ธรรมโม Lễ Tiểu tường cố Trưởng lão