Tía tô là loại cây rau gia vị rất thông dụng ở nước ta, lá dùng để nấu canh hoặc ăn sống, hạt thì nghiền ra nấu cháo ăn cũng rất tốt...

Cây rau tía tô trị cảm cúm

Tác dụng của tía tô

Tía tô là loại cây rau gia vị rất thông dụng ở nước ta, lá dùng để nấu canh hoặc ăn sống, hạt thì nghiền ra nấu cháo ăn cũng rất tốt. Ngoài việc dùng để ăn, lá và hạt tía tô đều là những vị thuốc phổ biến trong Đông y. Lá tía tô vị cay, tính ấm có tác dụng hạ khí, tiêu đờm dùng chữa cảm cúm không ra mồ hôi và ho tức ngực, nôn đầy bụng. Hạt tía tô dùng chữa các bệnh ho, suyễn, táo bón và mộng tinh.

Các bài thuốc từ tía tô

Trị cảm cúm, ho nặng:

- Nếu bị chứng cảm cúm nhưng mồ hôi không ra, lại ho đến tức ngực thì nấu cháo múc ra 1 bát còn nóng nguyên rồi trộn đều vào 10 - 12g lá tía tô đã rửa sạch thái nhỏ cho người bệnh ăn, sau đó trùm kín chăn cho toát mồ hôi ra thì khỏi.

- Lấy 20g lá tía tô tươi rửa sạch, giã thật nát cho thêm nước sôi vào rồi chắt gạn lấy khoảng 100ml nước trong, uống rất công hiệu.

Trị chứng đầy bụng bí tiểu:

- Nếu như bị chứng tiểu tiện không thông, bụng dưới đầy trướng thì lấy khoảng 2kg cả cây (cành, lá, hoa, hạt) cho vào nấu sôi, xông vào phần bụng dưới thấy nguội thì đổ thêm nước sôi, sau đó dùng vải bọc muối rang nóng chườm vào những chỗ trướng cứng và rốn thì sẽ thông tiểu ngay, đầy trướng cũng xẹp dần xuống.

- Nếu thấy tự nhiên bụng đầy trướng rất đau (đau quặng) thì lấy khoảng 1 nắm lá tía tô giã nát, rồi gạn lấy nước hòa thêm vào một ít muối uống hết 1 lần. Nếu thấy bị nôn và đi tiêu chảy là hết đau trướng.

Trị chứng táo bón:

Người cao tuổi và người suy yếu mà bị chứng táo bón thì lấy hạt tía tô và hạt hẹ, mỗi thứ khoảng 15g, cho cả hai thứ vào giã nhỏ, chế thêm vào 1 bát nước, khuấy đều lên rồi chắt lọc lấy nước cốt nấu cháo ăn rất công hiệu.

Trị các chứng thổ huyết: Nếu bị các chứng ho ra máu, nôn ra máu… thì dùng lá tía tô và hạt hẹ, mỗi thứ khoảng 15g, cho cả hai thứ vào giã nhỏ chế vào thêm 1 bát nước khuấy đều lên rồi chắt lọc lấy nước cô thành cao. Lấy đậu đỏ sao chín lên, tán thành bột mịn rồi trộn thật đều với cao, viên lại thành viên cỡ bằng hạt ngô. Uống thường xuyên mỗi ngày từ 20 - 40 viên, rất công hiệu.

Trị chứng hen suyễn: Người bị hen suyễn do bị yếu phổi (chủ yếu thấy ở người cao tuổi) thì lấy khoảng 50g hạt tía tô, sao qua, tán thành bột mịn rồi đổ nước vào gạn lấy nước cốt (1 bát nước) đem nấu cháo với gạo tẻ, ăn vào lúc đói rất công hiệu.

Trị chứng dương vật bị lở: Nếu trẻ nhỏ bị chứng lở dương vật nước mủ chảy ra thì phải lập tức lấy 1 nắm lá tía tô rửa bằng nước muối rồi giã nát đắp rịt vào chỗ đau, rất hiệu nghiệm.

Lưu ý: không ăn cá chép chung với tía tô, dễ bị sinh độc thành mụn nhọt.

Theo SK&ĐS


Về Menu

Cây rau tía tô trị cảm cúm

Nhớ những điều giản dị Lai Ly chè đậu ngự dâng cúng Phật Xác la i phÃÆt chuyen an chay cua cac nghe si lời khuyên của đức đạt lai lạt ma nên niệm a di đà hay a mi đà nên Trường Khứ lai vô ngại già đêm thành đạo Ngàn việc thiện Ngẫu nhiên hay mầu nhiệm hÓn thầy và trò CHÙA dừng lại lịch sử phật giáo tây cÓn vÁ chùa Tác động của gene và béo phì ÄÆ Tiễn biệt một tấm lòng tận tụy với Một vài lưu ý sức khỏe khi đi lễ hoa khai kien phat Cao răng viêm nướu và các bệnh mãn tinh yeu va khoang lang vi dieu ấm nao chút kinh điển phật giáo nguyên thủy Luyện tam bo thi cua cho khong bang cach cho Phật giáo huy Bước đi không còn cô đơn Lâm Đồng Lễ húy nhật lần thứ 10 Đi bộ 20 phút mỗi ngày để giảm viêm Nghĩ trở về với con đường hạnh phúc Bổ sung vitamin E có thật sự hiệu quả đừng biến mình thành công cụ của trò pha gioi va pha chap giáo lý nhà phật lan tỏa tới trại giam thực hành buộc tâm và diệt trừ tạp kinh cầu siêu Hãy về bên mẹ chua sui di tich lich su cap quoc gia mẹ Tác động của gene và béo phì đến Đồng Tháp Lễ tưởng niệm tri ân chư chương vi loi khuyen cua duc dat lai lat ma ve viec sung bai