GNO - Thông thường, chúng ta hay nghe nói đến khái niệm “chánh niệm” trước sự đề cập về “thiền tập”.

Chánh niệm có lợi cho cả thân và tâm

GNO - Thông thường, chúng ta hay nghe nói đến khái niệm “chánh niệm” trước sự đề cập về “thiền tập”. Chánh niệm là sự thực hành mà chúng ta rèn luyện để nhận thức được một cách đầy đủ mỗi một khoảnh khắc trong hiện tại.

Thiền chánh niệm được cho là có thể giúp làm giảm mức biểu hiện cảm xúc và mức độ chất gây stress trong cơ thể. Đây là khả năng làm dịu suy nhược tinh thần và lo lắng; giúp giảm các cơn đau do viêm khớp, hen suyễn; giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các bệnh liên quan đến tim mạch. Nhất là đối với hệ tim mạch, chỉ cần chánh niệm thôi, tức là bạn đang làm lợi ích cho tim mạch của mình.

chanhniem.jpg
Chánh niệm là sự thực hành mà chúng ta rèn luyện
để nhận thức được một cách đầy đủ mỗi một khoảnh khắc trong hiện tại

Một nghiên cứu mới đây phát hành trên Tạp chí International Journal of Behavioral Medicine đã cho thấy mối liên hệ quan trọng giữa cái được gọi là “khuynh hướng chánh niệm” và sự cải thiện trong điểm số của 4 trên tổng số 7 chỉ số sức khỏe tim mạch được quan sát.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những chỉ số này có liên quan đến huyết áp, cholesterol, đường huyết, chiều cao, cân nặng, vòng bụng, thói quen ăn uống và thể dục. Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét các yếu tố này đối với sức khỏe tim mạch.

“Đa phần sự chánh niệm được nghiên cứu trong tương quan với sức khỏe tinh thần và việc ‘quản trị’ các cơn đau thể chất nhưng hiện nay nhiều nghiên cứu đang hướng đến việc quan sát tác động của chánh niệm đối với các yếu tố nguy cơ như béo phì, hút thuốc lá và huyết áp”, chia sẻ của bác sĩ Eric Loucks, người dẫn đầu nghiên cứu thuộc trường Y khoa Công cộng, Đại học Brown.

Loucks và các cộng sự quan sát 382 người thông qua đánh giá thang đo 6 điểm, từ “hầu như luôn luôn” cho tới “hầu như chưa bao giờ” với 15 câu phát biểu từ Thang đo Sự chánh niệm trong tập trung nhận thức (Mindful Attention Awareness Scale - MAAS). Trong đó có các nhận định như: “Tôi thấy khó khăn trong việc giữ tập trung với điều đang xảy ra trong hiện tại” và “Tôi có xu hướng không chú ý đến các cảm giác áp lực và sự khó chịu của thể chất cho đến khi chúng thật sự choáng lấy sự chú ý của tôi”.

Song song đó, người tham gia nghiên cứu còn trải qua một bài kiểm tra có liên quan đến các chỉ số đã đề cập ở trên.

Kết quả cho thấy người có kết quả cao trong Thang đo MAAS có 83% mức độ phổ biến hơn với các vấn đề tim mạch so với người có mức điểm thấp hơn. Đặc biệt, có sự khác biệt lớn khi xét đến các yếu tố như chỉ số khối cơ thể (BMI), hoạt động thể chất, mức glucose và thói quen hút thuốc lá.

Tác giả Loucks gợi ý rằng, càng chánh niệm thì việc “quản trị” những cảm giác và những cơn thèm ăn khác nhau gây hại cho sức khỏe (từ việc thèm các thực phẩm có hàm lượng đường cao cho đến thèm thuốc lá) hiệu quả hơn, dẫn đến việc cải thiện được sức khỏe tim mạch.

Và các chuyên gia cũng xem xét liệu cải thiện khả năng chánh niệm có giúp thúc đẩy các chỉ số sức khỏe tim mạch và liệu các tác dụng này có kéo dài hay không. Kết quả cho thấy chánh niệm có thể được thực hiện một cách dễ dàng, mỗi ngày; không cần đến những buổi hội thảo hay nhiều giờ hoặc thậm chí không cần tập yoga (dù yoga là một lựa chọn sức khỏe đáng giá cần xem xét để luyện tập). Chánh niệm là bất cứ gì bạn muốn nó là, bất cứ phương cách nào hiệu quả nhất với bạn.

Tùy mỗi người mà sự thực hành chánh niệm sẽ được triển khai và rèn luyện khác nhau. Bác sĩ Ann S. Williams, chuyên gia nghiên cứu tại trung tâm Frances Payne Bolton, thuộc Trường Điều dưỡng cho biết: uống trà là một cách rất đơn giản để thực hành chánh niệm. “Một người uống trà theo cách bình thường có thể nhận thức được việc mình đang cầm chiếc cốc, ngửi thấy hương thơm của trà trước khi nhấp một ngụm trà” và “ Sự trải nghiệm uống phần còn lại của tách trà có thể hòa trộn với việc nhận thức lượng trà đang giảm đi trong tách của mình”.

Ngoài ra, cũng có các ứng dụng như CalmHeadspace cho phép người sử dụng tuân theo những sự thiền tập được hướng dẫn theo bất cứ cách nào họ mong muốn, có thể là trong 5 phút, 10 phút hay trong thời gian dài hơn. Ứng dụng Headspace đặc biệt thách thức người sử dụng dành khoảng 10 phút mỗi ngày để thiền tập; điều này mang lại lợi ích lớn, từ việc giúp giải tỏa lo lắng cho đến giúp cải thiện giấc ngủ.

Trần Trọng Hiếu
(theo Live Science)


Về Menu

Chánh niệm có lợi cho cả thân và tâm

nhan duyen anh den voi phim phat phat com Đà Nẵng Húy nhật Hòa thượng Thích tính ngu uan va can nghiep cua con nguoi lời khuyên về thiền định Quan điểm của Phật giáo và tâm lý ペット僧侶派遣 仙台 de hay kho cho bo luc tram nam tan man ngay dau dong nghiem rừng đại thụ dần khô suy ngam doi dieu ve su tiep can giao ly dao phat dieu Chỉ tinh than tue giac van thu su mười Những ô cửa xanh có những nỗi ám ảnh mang tên ấu dâm 12 vấn đề xã hộidưới cái nhìn phật Ký ức về mùa Phật đản Huyền thoại ít biết về đệ tử lừng ai dang dan ta di lang thang 五重玄義 Mẹ ơi con xin lỗi yêu 佛教的出世入世 止念清明 轉念花開 金剛經 Tìm một giải pháp Phật giáocho thời Tạm trú với thiền Những dấu hiệu của bệnh tim ô nhiễm môi trường 20 to xa da da jayata chất Bánh đúc chấm tương Bần Rau cải thực phẩm làm giảm tác hại Mùa Vu lan của những yêu thương Chùa Tịnh Xá Ngọc Nhơn câu di đà trong đôi mắt long lanh 菩提 tan van moi cua tac gia cai san vuong va noi tho bổ Tranh luận về hiếu giữa Phật giáo và Rượu thuốc lá làm tăng 70 nguy cơ tử Táo đỏ lê quýt có tồn dư thuốc bảo M០chương bốn pháp có được thì ắt sẽ có mất can lam gi de vuot qua noi dau phan boi