Nhắc tới Phật đản, người ta nghĩ ngay đến vườn Lâm Tỳ Ni, cách đây hơn hai mươi lăm thế kỷ, vào một buổi sáng đẹp trời, chim ca rộn rã, hoa nở muôn nơi, hương sen thơm ngát, trong vườn ngự uyển, hoàng hậu Maya đang từng bước nhàn du thưởng hoa, khi đến cội Vô ưu, thì Đản sinh thái tử.

Chấp tay nguyện cầu đức Phật đản sinh

 

Đó là Tất Đạt Đa, người mà sau này, khi tròn mười chín tuổi xuân đã làm nên một sự kiện trọng đại trong lịch sử tư tưởng triết học và tôn giáo thời bấy giờ: từ bỏ cung vàng điện ngọc, địa vị quyền lực cao sang để ra đi tìm chân lý, và mười một năm sau đó đã trở thành Bậc Đạo sư vĩ đại sau khi khám phá ra con đường giác ngộ Vô thượng Chính đẳng Chính giác, mà hôm nay chúng ta đang tôn thờ và từng bước noi theo.

nguyencau.gif

Nhưng, hai chữ Phật đản vốn có nghĩa là một vị Phật ra đời – hay thị hiện cũng được. Mà Phật có nghĩa là giác ngộ và tỉnh thức. Vậy đáng lý ra, khi nhắc đến Phật đản, chúng ta nghĩ đến một chúng sinh vừa giác ngộ, tỉnh thức. Phật đản như vậy thì không nhất thiết ở vườn Lâm Tỳ Ni hay ở bất cứ một nơi nào mà chúng ta cần phải khảo cổ hay xử lý văn bản gì đó để tìm ra một Đức Phật gọi là lịch sử! Mà nơi nào, ở đâu có một chúng sinh sống trong tỉnh thức và giác ngộ thì ở đó có một vị Phật ra đời.

Thật vậy, Phật đản đích thực không phải tại vườn Lâm Tỳ Ni vào năm 624 trước Tây lịch, mà đã Đản sinh vào một kiếp thật lâu xa trước đó rất nhiều. Kinh A Hàm ghi lại rằng, vào một kiếp xa xôi, xa lắm, khi Đức Phật còn là một con người bình thường, chưa biết tu tập là gì. Trong kiếp đó, Ngài làm một người con bất hiếu với cha mẹ. Vì nhân ấy, sau khi chết. Ngài thọ quả báo bị đoạ vào địa ngục Vô gián, trên đầu phải đội vòng lửa đỏ, hừng hực lửa cháy, đau khổ đến tận cùng. Khi ấy, Ngài hỏi viên cai ngục rằng mình phải chịu nỗi khổ đau này đến bao giờ. Viên cai ngục trả lời, chừng nào trên trần gian có một người con bất hiếu bằng hoặc hơn Ngài bị đoạ vào đây để thay thế cho Ngài. Nghe vậy, Ngài liền khởi niệm mong cho trên trần gian có thêm nhiều người bất hiếu để nhanh chóng bị đoạ vào đây thay thế chỗ mình. Nhưng oan nghiệt thay, niệm ấy vừa khởi, vòng lửa dữ bỗng nhiên siết chặt vào đầu Ngài hơn nữa là lửa cháy càng khốc liệt, khiến cho Ngài không thể nào chịu nổi, toàn thân rã rời tưởng chừng như tan thành tro bụi. Ngay lúc đó, Ngài cảm thấy hối hận và thấm thía nỗi khổ đau của cái quả báo làm con bất hiếu, tự trong sâu thẳm tâm thức Ngài bỗng khởi lên tâm niệm nguyện cầu cho tất cả mọi người trên thế gian đừng ai trở thành người con bất hiếu nữa và nếu như có ai lỡ dại trót làm điều bất hiếu thì Ngài xin chịu thay cho người đó. Mầu nhiệm thay, khi tâm niệm ấy vừa khởi thì Ngài thoát khỏi địa ngục và sinh lên cõi trời! Kể từ đó, Ngài tinh tấn tu tập, hành Bồ tát đạo, vun bồi công đức, thành tựu Thánh giới, trải qua vô số kiếp, đầy đủ tám vạn bốn ngàn oai nghi tế hạnh, công viên quả mãn, phạm hạnh đã thành, Ngài thành Phật quả.

Rõ ràng, Phật đã Đản sinh ngay từ lúc phát khởi tâm niệm nguyện thay thế cho tất cả chúng sinh đang chịu khổ đau (Nguyện đại chúng sinh thọ vô lượng khổ), và thành Phật khi có thể khiến cho tất cả chúng sinh đạt được an vui hạnh phúc, giải thoát chân thật (Linh chư chúng sinh tất cánh đại lạc). Chính vì ý nghĩa này mà kinh điển Đại thừa nói rằng Đức Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp, và sự kiện lịch sử Đức Phật đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni, sinh bên hông phải, bước đi bảy bước trên hoa sen và tuyên ngôn “Thiên thượng thiên hạ…” là sự thị hiện.

Mùa Phật đản năm nay lại về. Trong không khí hân hoan của muôn triệu người con Phật, chúng ta thành kính chắp tay nguyện cầu cho tất cả mọi người đều phát khởi tâm niệm nghĩ đến nhau, quan tâm và giúp đỡ cho nhau thoát khỏi những nỗi khổ, niềm đau, đó là chúng ta đang nguyện cầu cho nhiều vị Phật đản sinh và thành Phật trong tương lai. Vì rằng, Phật, trong ý nghĩa đích thực của từ này, được làm bằng chất liệu hay yếu tố từ bi và trí tuệ, là phước trí nhị nghiêm. Cho nên, khi nào và ở đâu có một chúng sinh phát triển được những yếu tố đó, thì ở đó có một vị Phật ra đời.

Thích Nguyên Hùng 


Về Menu

Chấp tay nguyện cầu đức Phật đản sinh

Chùa Núi Tiếng rống sư tử Người trong lòng tay Phật mình phat giao va nhung van de thoi dai khai quat ve ngu uan vo nga bi mat trai tim thieng lieng bat diet cua bo tat Thiền giúp giảm các bệnh đường ruột Đường Tăng được kinh qua cái nhìn Khởi động Ngày Chay Thế giới song Cha tôi Trung thu gợi nhớ mùa trăng cũ 白骨观 危险性 nghệ an kết nối duyên lành ẩm thực doi net ve cuoc doi su ba hai trieu am Gió Đừng đi ngủ khi tức giận Thêm bạn để khỏe mạnh lưu gia 宗教法人解散認証申請 司法書士提出 nhin độc đáo lễ hằng thuận của 14 cặp Cơm chay lá sen phật giáo thiền tông việt nam Hồi ức một quận chúa Kỳ 3 Người sống tận 乃父之風 tot Một số loại trái cây không tốt như Mệt rồi ư bốn điểm cốt yếu trong phật giáo Chè sữa đu đủ зеркало кракен даркнет tranh chăn trâu đại thừa và thiền tông ma la de gap chinh minh 放下凡夫心 故事 Nụ cười Thiền sư Trẻ béo phì dễ bị bạn bè bỏ những câu thiền ngôn giúp ích cho cuộc chênh Cà phê giúp tăng cường trí nhớ vムgiao kho tàng sáng suốt vĩ đại của tự tánh Nhật kí mùa chia tay nhung buoc chan qua kho những bước chân quá khổ Thịt đỏ