GNO - Lượng chất béo chuyển hóa (trans fat) hấp thụ vào sẽ làm tăng nguy cơ phát triển hoặc tử vong...

Chất béo chuyển hóa gây ra bệnh tim mạch

GNO - Lượng chất béo chuyển hóa (trans fat) hấp thụ vào sẽ làm tăng nguy cơ phát triển hoặc tử vong vì các bệnh tim mạch, theo một phân tích gần đây từ nhiều nghiên cứu.

Theo đó, nếu hấp thu lượng lớn chất béo chuyển hóa sẽ làm tăng 34% nguy cơ tử vong vì bất kỳ lý do nào trong thời gian diễn ra nghiên cứu (10 năm), 28% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và 21% nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch, so với người hấp thu một lượng thấp hơn.

Kết quả phân tích này được đăng trên Tạp chí BMJ ngày 11-8 qua. 

tim.jpg
Tim mạch là căn bệnh nguy hiểm, có liên quan đến chất béo chuyển hóa

Tuy nhiên, nguồn gốc của chất béo chuyển hóa trong chế độ ăn cũng đóng vai trò quan trọng - chia sẻ của đồng nghiên cứu Russell de Souza, Đại học McMaster (Hamilton, Ontario). 

Chất béo chuyển hóa từ các sản phẩm chế biến công nghiệp hay là các chất béo nhân tạo được thêm vào thực phẩm thì độc hại hơn các chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm như bơ và thịt bò.

Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra bằng chứng người khỏe mạnh (người trưởng thành) có chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có trong thịt, trứng, sữa, phô mai thì sẽ đối diện với nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn.

Trong phân tích này, các chuyên gia đã thu thập dữ liệu từ 73 nghiên cứu về chất béo bão hòa và 50 nghiên cứu về chất béo chuyển hóa được xuất bản trong vòng 30 năm qua và quan sát nguy cơ phát triển bệnh tim mạch của các đối tượng.

Theo Hướng dẫn về Chế độ ăn của Hoa Kỳ, người khỏe mạnh cũng nên hạn chế hấp thu các chất béo bão hòa, không quá 10% lượng calori hấp thụ hàng ngày. Còn ở người có nguy cơ cao với bệnh tim mạch thì là không quá 6%.

Các loại dầu được hy-đrô hóa có trong bánh ngọt, bánh quy, các loại thực phẩm nướng, bơ que… được khuyến nghị hấp thụ dưới mức 1% calori mỗi ngày để giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.

Theo tác giả, nên thay thế các thực phẩm như thịt bò, thịt cừu và các sản phẩm bơ sữa có hàm lượng béo cao bằng trái cây và rau củ các loại, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, đậu hạt, cây họ đậu. Quan trọng là cần nhận thức rằng không phải một loại thực phẩm riêng lẻ nào là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc tử vong mà phải chú ý đến toàn bộ chế độ ăn - chia sẻ của de Souza. 

Đức Hòa (theo Live Science)


Về Menu

Chất béo chuyển hóa gây ra bệnh tim mạch

khi bị người khác hiểu lầm thì phải bà n suc Gõ cửa nhân gian những lời khuyên cần thiết để có vội niem phat de lam gi Bí quyết nấu chè đỗ đen thật nhừ Họa tột cùng của luân hồi là khổ đau Hình tượng Phật Rắn Mucilinda cõi dơ và môi trường sống thứ nhất tu miệng ngÒ bon vien ngoc quy chet nguoi tác giả dalai lama 優良蛋 繪本 quán tưởng về vô thường và cái chết nam mô cầu sám hối bồ tát Thêm thạch cao vào đậu phụ có hại cho 曹洞宗青年联盟 nếu có ai mượn tiền con hãy nói điều 忉利天 triet ly cho ca hay hien phap lac tru o phuong tay Ăn chay để làm giảm sự nóng lên toàn vo nga ac phap Thư hỏa bài văn hay của chú tiểu khi nhớ về nam mo cau sam hoi bo tat 濊佉阿悉底迦 Lễ cầu siêu thứ phi vua Bảo Đại lời dạy của đức phật bai hoc tu chiec thuyen khong nguoi lai kho Huyễn thân ly xả đạo tràng thuyền Chùa Nghĩa Hương tưởng niệm Tổ khai xin thắp một bình minh để thấy rõ ân 佛教感情 Món ngon bổ dưỡng cho người ăn kiêng Tháng Bảy đi qua làm sao để tránh những cơ hiềm nguoi ban tot de cam thach ngoi chua cua su trang le pho mon chieu thu sau ca nghi le mo nhung dung danh mat y nghia 文殊八字法 Thiếu ngủ có gây tăng cân Giảm cân bằng mật ong và quế