GNO - Lượng chất béo chuyển hóa (trans fat) hấp thụ vào sẽ làm tăng nguy cơ phát triển hoặc tử vong...

Chất béo chuyển hóa gây ra bệnh tim mạch

GNO - Lượng chất béo chuyển hóa (trans fat) hấp thụ vào sẽ làm tăng nguy cơ phát triển hoặc tử vong vì các bệnh tim mạch, theo một phân tích gần đây từ nhiều nghiên cứu.

Theo đó, nếu hấp thu lượng lớn chất béo chuyển hóa sẽ làm tăng 34% nguy cơ tử vong vì bất kỳ lý do nào trong thời gian diễn ra nghiên cứu (10 năm), 28% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và 21% nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch, so với người hấp thu một lượng thấp hơn.

Kết quả phân tích này được đăng trên Tạp chí BMJ ngày 11-8 qua. 

tim.jpg
Tim mạch là căn bệnh nguy hiểm, có liên quan đến chất béo chuyển hóa

Tuy nhiên, nguồn gốc của chất béo chuyển hóa trong chế độ ăn cũng đóng vai trò quan trọng - chia sẻ của đồng nghiên cứu Russell de Souza, Đại học McMaster (Hamilton, Ontario). 

Chất béo chuyển hóa từ các sản phẩm chế biến công nghiệp hay là các chất béo nhân tạo được thêm vào thực phẩm thì độc hại hơn các chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm như bơ và thịt bò.

Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra bằng chứng người khỏe mạnh (người trưởng thành) có chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có trong thịt, trứng, sữa, phô mai thì sẽ đối diện với nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn.

Trong phân tích này, các chuyên gia đã thu thập dữ liệu từ 73 nghiên cứu về chất béo bão hòa và 50 nghiên cứu về chất béo chuyển hóa được xuất bản trong vòng 30 năm qua và quan sát nguy cơ phát triển bệnh tim mạch của các đối tượng.

Theo Hướng dẫn về Chế độ ăn của Hoa Kỳ, người khỏe mạnh cũng nên hạn chế hấp thu các chất béo bão hòa, không quá 10% lượng calori hấp thụ hàng ngày. Còn ở người có nguy cơ cao với bệnh tim mạch thì là không quá 6%.

Các loại dầu được hy-đrô hóa có trong bánh ngọt, bánh quy, các loại thực phẩm nướng, bơ que… được khuyến nghị hấp thụ dưới mức 1% calori mỗi ngày để giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.

Theo tác giả, nên thay thế các thực phẩm như thịt bò, thịt cừu và các sản phẩm bơ sữa có hàm lượng béo cao bằng trái cây và rau củ các loại, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, đậu hạt, cây họ đậu. Quan trọng là cần nhận thức rằng không phải một loại thực phẩm riêng lẻ nào là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc tử vong mà phải chú ý đến toàn bộ chế độ ăn - chia sẻ của de Souza. 

Đức Hòa (theo Live Science)


Về Menu

Chất béo chuyển hóa gây ra bệnh tim mạch

Tang kệ gat yeu thuong Viết dâng lên Phật cậu đăng đàn thọ giới bồ tát cuoc doi do co bao lau ma khong chiu tu hanh Ngày ăn chay Việt Nam Tại sao không Hương vị Trà Khám phá mới về các chất chống 华藏法门 Tổ thien phat giao ngua đổi mới cách nhìn để cuộc sống gieo nghiệp sát sanh quả báo sẽ nghèo Linh ứng hay nhiệm mầu Trái sung chữa tan sỏi túi mật trai tim bat diet cua bo tat thich quang duc hien thường và vô thường am nhac trong nghi le phat giao viet nam Ni trưởng Diệu Kim Vị pháp sư đa tài Nuôi con bằng sữa mẹ vừa tốt vừa Omega 3 giúp giảm hành vi hiếu chiến ở s vi sao thap huong bai phat lai khong linh nghiem Chùa Lý Quốc Sư nhung loi ich cua viec tin va song theo dinh luat nguoc âu lang Cuối năm tha thẩn chùa Hương cuoc doi thanh tang ananda phan 7 tin Mì xào chay î ï giÒi long tu va nhan cach Chuyện kể về Hòa thượng gốc Việt nghiep bao gioi thieu tong quat phan 2 những thiền viện đẹp khu vực miền nam Viên giác gieo nhân nào gặt quả đó Ð Ð Ð Các món chay cho ngày 30 Tết luat nao cho chiec ao ca sa xin danh ba phut de suy ngam mot cau chuyen Món chay trong hành trình văn hóa ẩm thực