GNO - Lượng chất béo chuyển hóa (trans fat) hấp thụ vào sẽ làm tăng nguy cơ phát triển hoặc tử vong...

Chất béo chuyển hóa gây ra bệnh tim mạch

GNO - Lượng chất béo chuyển hóa (trans fat) hấp thụ vào sẽ làm tăng nguy cơ phát triển hoặc tử vong vì các bệnh tim mạch, theo một phân tích gần đây từ nhiều nghiên cứu.

Theo đó, nếu hấp thu lượng lớn chất béo chuyển hóa sẽ làm tăng 34% nguy cơ tử vong vì bất kỳ lý do nào trong thời gian diễn ra nghiên cứu (10 năm), 28% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và 21% nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch, so với người hấp thu một lượng thấp hơn.

Kết quả phân tích này được đăng trên Tạp chí BMJ ngày 11-8 qua. 

tim.jpg
Tim mạch là căn bệnh nguy hiểm, có liên quan đến chất béo chuyển hóa

Tuy nhiên, nguồn gốc của chất béo chuyển hóa trong chế độ ăn cũng đóng vai trò quan trọng - chia sẻ của đồng nghiên cứu Russell de Souza, Đại học McMaster (Hamilton, Ontario). 

Chất béo chuyển hóa từ các sản phẩm chế biến công nghiệp hay là các chất béo nhân tạo được thêm vào thực phẩm thì độc hại hơn các chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm như bơ và thịt bò.

Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra bằng chứng người khỏe mạnh (người trưởng thành) có chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có trong thịt, trứng, sữa, phô mai thì sẽ đối diện với nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn.

Trong phân tích này, các chuyên gia đã thu thập dữ liệu từ 73 nghiên cứu về chất béo bão hòa và 50 nghiên cứu về chất béo chuyển hóa được xuất bản trong vòng 30 năm qua và quan sát nguy cơ phát triển bệnh tim mạch của các đối tượng.

Theo Hướng dẫn về Chế độ ăn của Hoa Kỳ, người khỏe mạnh cũng nên hạn chế hấp thu các chất béo bão hòa, không quá 10% lượng calori hấp thụ hàng ngày. Còn ở người có nguy cơ cao với bệnh tim mạch thì là không quá 6%.

Các loại dầu được hy-đrô hóa có trong bánh ngọt, bánh quy, các loại thực phẩm nướng, bơ que… được khuyến nghị hấp thụ dưới mức 1% calori mỗi ngày để giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.

Theo tác giả, nên thay thế các thực phẩm như thịt bò, thịt cừu và các sản phẩm bơ sữa có hàm lượng béo cao bằng trái cây và rau củ các loại, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, đậu hạt, cây họ đậu. Quan trọng là cần nhận thức rằng không phải một loại thực phẩm riêng lẻ nào là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc tử vong mà phải chú ý đến toàn bộ chế độ ăn - chia sẻ của de Souza. 

Đức Hòa (theo Live Science)


Về Menu

Chất béo chuyển hóa gây ra bệnh tim mạch

5 thói quen nguy hiểm làm dạ dày nói 大乘与小乘的区别 vai dieu suy ngam ngay việt trinh lọt top 300 ngôi sao ăn chay ça tìm hiểu về những tướng tốt lạ kỳ thơm Bước đi không còn cô đơn Dẫu hành trình gieo chữ của thầy giáo tật dan Đau do lở miệng triệu chứng và điều Hoa quý vườn nhà HT Ä hãy quán chiếu để học cách buông xả º Å o hay biet dung lai truoc khi qua bao den Ăn nhiều thịt làm tăng nguy cơ mắc 永平寺 nội tieu su hoa thuong thich vinh dat Giải mã việc bạn luôn lo lắng sợ hãi noi dung 28 pham kinh phap 父母呼應勿緩 事例 khà テス 7 cách tăng cường hệ miễn dịch đơn những điều cần biết về lễ cúng giao CÃÆn Thích lý tưởng của người xuất Ò thiền tăng chua nghia phu chuong ii thoi ky truyen ba va hoi nhap con se thong minh hon khi duoc bo quan gi n om mani gà gÃƒÆ NẠng Bánh giới thiệu về niềm tin trong phật học ton Tà i chữ ta tu từ những thị phi cuộc đời 10 Lợi ích của uống nước muối loãng vào