GNO - Lượng chất béo chuyển hóa (trans fat) hấp thụ vào sẽ làm tăng nguy cơ phát triển hoặc tử vong...

Chất béo chuyển hóa gây ra bệnh tim mạch

GNO - Lượng chất béo chuyển hóa (trans fat) hấp thụ vào sẽ làm tăng nguy cơ phát triển hoặc tử vong vì các bệnh tim mạch, theo một phân tích gần đây từ nhiều nghiên cứu.

Theo đó, nếu hấp thu lượng lớn chất béo chuyển hóa sẽ làm tăng 34% nguy cơ tử vong vì bất kỳ lý do nào trong thời gian diễn ra nghiên cứu (10 năm), 28% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và 21% nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch, so với người hấp thu một lượng thấp hơn.

Kết quả phân tích này được đăng trên Tạp chí BMJ ngày 11-8 qua. 

tim.jpg
Tim mạch là căn bệnh nguy hiểm, có liên quan đến chất béo chuyển hóa

Tuy nhiên, nguồn gốc của chất béo chuyển hóa trong chế độ ăn cũng đóng vai trò quan trọng - chia sẻ của đồng nghiên cứu Russell de Souza, Đại học McMaster (Hamilton, Ontario). 

Chất béo chuyển hóa từ các sản phẩm chế biến công nghiệp hay là các chất béo nhân tạo được thêm vào thực phẩm thì độc hại hơn các chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm như bơ và thịt bò.

Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra bằng chứng người khỏe mạnh (người trưởng thành) có chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có trong thịt, trứng, sữa, phô mai thì sẽ đối diện với nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn.

Trong phân tích này, các chuyên gia đã thu thập dữ liệu từ 73 nghiên cứu về chất béo bão hòa và 50 nghiên cứu về chất béo chuyển hóa được xuất bản trong vòng 30 năm qua và quan sát nguy cơ phát triển bệnh tim mạch của các đối tượng.

Theo Hướng dẫn về Chế độ ăn của Hoa Kỳ, người khỏe mạnh cũng nên hạn chế hấp thu các chất béo bão hòa, không quá 10% lượng calori hấp thụ hàng ngày. Còn ở người có nguy cơ cao với bệnh tim mạch thì là không quá 6%.

Các loại dầu được hy-đrô hóa có trong bánh ngọt, bánh quy, các loại thực phẩm nướng, bơ que… được khuyến nghị hấp thụ dưới mức 1% calori mỗi ngày để giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.

Theo tác giả, nên thay thế các thực phẩm như thịt bò, thịt cừu và các sản phẩm bơ sữa có hàm lượng béo cao bằng trái cây và rau củ các loại, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, đậu hạt, cây họ đậu. Quan trọng là cần nhận thức rằng không phải một loại thực phẩm riêng lẻ nào là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc tử vong mà phải chú ý đến toàn bộ chế độ ăn - chia sẻ của de Souza. 

Đức Hòa (theo Live Science)


Về Menu

Chất béo chuyển hóa gây ra bệnh tim mạch

Đâu là dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tình sử mỵ châu người tu phật là người tìm về nguồn 蹇卦详解 願力的故事 無分別智 tu thanh de Vi đừng rơi vào ma nghiệp nguoi nhận thức về thế giới trong ta Hoa thảnh mọi sự dối trá đều phải trả giá Người mẹ Muốn trẻ lâu nên ăn dâu tằm Phát hiện mới về Thái sư Trần Thủ thổ bí ẩn về sự sống bên trong người 濊佉阿悉底迦 chuỗi ngọc trân bảo pháp thí hóa thân của lạt ma yeshe tam co tinh tu khac long se an yen Các thực phẩm phụ nữ đang cho con bú Món chay ngày Tết Mồng 3 giao ly vo nga cua phat giao va van de sieu nga Sự giác ngộ của đời tôi Chapter of my để trở thành một con người tương phat 4 loại thực phẩm tốt cho tim mạch Đủ duyên thì gặp 佛教禪定教室 hóa giải xung đột vợ chồng qua những biến Cần Thơ Tang lễ Hòa thượng Thích Huệ thu ap dung thien vipassana trong dieu tri cac tùy theo quan niệm của mỗi người 鼎卦 bao giờ chúng ta ngừng kiếm tiền và thầy ơi Ăn bí ngòi tốt cho sức khỏe như thế Lai bai hoc tu cuoc song å ç ç¾ tà kiến là ác dem qua hoa chet