Hạ về, quê tôi sen nở rộ. Đi giữa đầm sen dưới nắng vàng chói chang, hương thơm thoang thoảng từ những đóa sen đang khoe sắc khiến ta như quên hết những lo âu đời thường. Vẻ đẹp của sen mang nét thanh tao, thầm kín mà các loài hoa khác khó có được.

Chè hột sen

Hạ về, quê tôi sen nở rộ. Đi giữa đầm sen dưới nắng vàng chói chang, hương thơm thoang thoảng từ những đóa sen đang khoe sắc khiến ta như quên hết những lo âu đời thường. Vẻ đẹp của sen mang nét thanh tao, thầm kín mà các loài hoa khác khó có được

Sen được trồng ở đình hay chùa, nhưng nhiều nhất vẫn là ở ao, đầm. Ngày rằm, giỗ chạp, đi lễ chùa, thế nào nhà tôi cũng phải có một lọ sen để làm lễ dâng hương. Sen còn được dùng để trang trí nội thất, nhất là với những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách hoài niệm. Mỗi sáng hay chiều về, được ngắm nhìn ao sen trước nhà lòng chợt thấy bình yên.

Giữa mùa sen nở, khi những bó sen hồng theo gót chân thiếu nữ vào nội thị, cũng là lúc các bà, các chị quê tôi trổ tài nội trợ. Cây sen không bỏ đi chút gì: ngó sen ăn sống, hầm gà, làm nộm; hoa sen ướp chè; lá sen rửa sạch, thái vụn, sắc kỹ lấy nước cốt nấu cháo với gạo và đậu xanh; tim sen pha nước uống có tác dụng an thần, chữa bệnh mất ngủ. Nhưng có lẽ quý nhất vẫn là hột sen - vị thuốc quý, có tác dụng bổ dưỡng lại an thần, đặc biệt dùng để trị các chứng tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng. Hột sen còn là nguyên liệu để chế biến món chè sen ngọt ngào, làm dịu đi những trưa hè oi bức.

Ngoài ao, đầm, những vạt sen nở sớm bắt đầu kết hột, bát sen xanh đậm lại, ngả sang màu tím, nghĩa là hột sen không còn sữa, căng tròn muốn nứt. Khi đó, chỉ cần  hái về, dùng dao nhọn cạy vỏ, bóc lớp màng lụa, thông tâm sen, là có được những hột sen trắng tròn mơn mởn. Vào mùa sen, cả nhà tôi quây quần cùng nhau làm món chè hột sen. Ba ngồi lột vỏ, tôi khươi tim sen, rửa hột sen và mẹ thì nấu chè. Một cảm giác đầm ấm thân thương. Hóa ra, món chè hột sen này là cái cớ để cả nhà tôi được gần nhau hơn.

Để có món chè ngon, đòi hỏi người nấu phải khéo léo. Hột sen tươi mau bở, nên chỉ cần luộc vài phút đã chín. Hột sen sau khi luộc, thả vào nước đường, đun riu riu lửa cho ngấm vị ngọt. Nếu cầu kỳ, muốn cho hột sen có vị ngọt đậm hơn, phải xào kỹ hột sen với đường kính, sau đó mới thả vào nước đường. Nấu nước đường làm chè sen cũng là một nghệ thuật, sao cho nước có màu trong, vị ngọt thanh. Khi cho vào cốc, những hột sen tươi tròn đều tăm tắp dưới đáy, màu hơi ngả vàng ngà. Chè hột sen tươi có vị ngọt mát, thơm dịu, hột sen bở nhưng không nát, người ăn  chậm rãi thưởng thức hương vị vừa ngọt vừa thanh.

Có mấy chục loại chè khác nhau, từ những loại chè bình dân như chè đậu đen, chè đậu ván, chè bắp... đến những loại chè "quý tộc" như chè nhãn, chè đậu ngự...  Nhưng có lẽ, chè hột sen đã đi vào đời sống ẩm thực của người miền quê, nó thể hiện được sự hạnh phúc, đầm ấm của gia đình.

Phan Thị Thanh Ly ( PNTPHCM )


Về Menu

Chè hột sen

築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 tu aryasimha Nấu món chay trong chánh niệm ç æŒ お墓のお quảng Y thư c ăn chay trong đa i chu ng va Cải thiện công việc bằng chánh niệm Tản văn Ánh trăng rằm tuổi thơ ngậm ngùi 7 việc làm tạo quả báo xấu Tự tại hơn để từ bi hơn Khánh Hòa Giỗ Tổ khai sơn chùa Bửu Khánh Hòa Giỗ Tổ khai sơn Đông Phước ma đầu tiên trong dòng truyền thừa đại Khánh Hòa Lễ giỗ Tổ Khai sơn chùa Thở sâu giúp lấy lại bình tĩnh nhÆ Tưởng niệm Thánh tử đạo Thích khi tang 因地不真 果招迂曲 hoc vấn đề giÃ Æ ngÃ ç ºp thanh 妙善法师能入定 Trẻ tự kỷ biểu hiện cách phòng thực hành của một bồ tát 修行人一定要有信愿行吗 経å truong Quan điểm của Ðức Phật về thực Vài về Đức Dhakpa Tulku Rinpoche 佛经说人类是怎么来的 Hoa 12 cách ngăn ngừa cảm lạnh Sự dung hợp từ ba vị Tổ Huệ nao Vitamin B6 B12 làm tăng nguy cơ ung thư che ngu con gian 永代供養 東成 Ö hoa vai Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm Bậc danh hoa vải Suy nhược tinh thần hãy nghĩ ngay đến Kê t duyên tra hoa thấy điềm lành có phải là dấu hiệu Hoa thủy tiên