Giác Ngộ - LTS. Kỷ niệm tròn 10 năm ngày viên tịch của Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu (1921-2001), Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, bậc thầy của nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử, GS.Cao Huy Thuần từ Pháp đã gởi về Giác Ngộ lời trong Lễ thọ tang Đại lão Hòa thượng 10 năm trước.

	Chén trà của Hòa thượng Thiện Siêu

Tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu nhân húy nhật lần thứ 10 (17/8/Tân Tỵ - 17/8/Tân Mão)

Chén trà của Hòa thượng Thiện Siêu

Giác Ngộ - LTS. Kỷ niệm tròn 10 năm ngày viên tịch của Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu (1921-2001), Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, bậc thầy của nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử, GS.Cao Huy Thuần từ Pháp đã gởi về Giác Ngộ lời trong Lễ thọ tang Đại lão Hòa thượng 10 năm trước. 

Giác Ngộ đăng toàn văn bài viết này, như một nén hương kính dâng lên Giác linh Đại lão Hòa thượng - bậc cao tăng của Phật giáo VN thời hiện đại.

2011-06-06_104926.jpg

Chân dung Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu

Thưa quý đạo hữu, hôm nay, với lòng hiếu thảo, Phật đường Khuông Việt làm Lễ thọ tang Hòa thượng Thiện Siêu. Tại sao chúng ta thọ tang?

Rất đơn giản: Phật tử Việt Nam vừa mồ côi. Chúng ta mồ côi một người cha hiếm hoi còn sót lại trong những người cha đã làm nên lịch sử của Phong trào chấn hưng Phật giáo. Chúng ta thường nói: lịch sử Phật giáo gắn liền với lịch sử dân tộc. Quả thật vậy: Phong trào chấn hưng Phật giáo đã manh nha và phát triển cùng trong thời gian mà ý thức quật khởi của dân tộc vùng lên với những luồng gió mới. Dân tộc Việt Nam gặp được hai cơ may. Một cơ may đưa đến phục hưng quốc gia. Một cơ may đưa đến phục hưng xã hội. 

Chúng ta còn được làm Phật tử như thế này ngày hôm nay, còn có chùa để thờ Phật, còn đóng góp được sức mạnh tinh thần để tô bồi cho sự vững chắc của đất nước, chính là nhờ Phật giáo đã hồi sinh trong những năm ba mươi, đã sống sót trong những năm sáu ba, nhờ công lao của những người cha xuất chúng mà Hòa thượng Thiện Siêu là một. 

Chúng ta đã mất dần dần những người cha kiệt xuất đó, và hôm nay, mặt trời như nhòe đi vì giọt nước mắt gửi theo một hình bóng nữa ra đi. Chúng ta mồ côi, bởi vì người cha đó, những người cha lịch sử đó, khi mất đi, không ai thay thế được, cũng như không ai thay thế cha được cả.

Các vị đó, mỗi vị xuất chúng khác nhau, nhưng vị nào cũng giống nhau, như sao trên trời giống nhau vì đều sáng. Nơi Hòa thượng Thiện Siêu, kiến thức uyên thâm làm kính phục bao nhiêu thì tác phong bình dị làm gần gũi bấy nhiêu. Hòa thượng là người đọc và viết sách không biết mệt bên kia cửa sổ chùa Từ Đàm. Nhưng Hòa thượng hình như bao giờ cũng ngồi đó, nhàn nhã uống trà với khách. 

Hòa thượng là trí tuệ bậc nhất, đầu óc đi vào những hóc hiểm bí ẩn nhất của tư tưởng, nhưng nơi chén trà của thầy, không ai thấy chữ nghĩa bác học, chỉ nghe giọng nói hóm hỉnh, tiếng cười giòn vang, những câu chuyện đạo giản dị như Tấm với Cám, nhưng ai ra về đều có cảm tưởng như vừa nhận được những hạt ngọc. 

Văn của Hòa thượng cũng vậy, ý nghĩa sâu thẳm mà cốt cách dung dị. Câu đối của Hòa thượng thâm thúy, nghiêm trang mà lại có duyên, phơn phớt nụ cười kín đáo. Đó là vẻ đẹp riêng, không ai bắt chước được, nơi thơ văn của các vị sư. Họ góp phần độc đáo trong văn học sử.

ht thien sieu va chu vi.jpg

HT. Thích Thiện Siêu (trái), cùng HT. Thích Minh Châu
và chư vị Thượng tọa, thị giả thân cận

Chúng ta mồ côi những bậc thầy như vậy. Và cùng với chúng ta, lịch sử hình như cũng cảm thấy trống trải. Lịch sử mà thiếu đại sư có khác gì thiếu chính cái bóng của mình. Nhưng thế nào là một đại sư mà chúng ta từng biết trong lịch sử? 

Đó là một ông thầy tu bình thường, làm những chuyện bình thường, như uống trà với khách. Chỉ có điều là chén trà của ông thầy tu khác chén trà ngoài đời: khi ra về, khách thấy lòng bình yên hơn. Lịch sử đã từng đến uống trà như vậy với các đại sư, và khi ra về bỗng thấy lòng bình an, không sợ nội chiến, ngoại xâm gì nữa. Ý nghĩa của ngôi chùa là thế. Chúng ta có nhiệm vụ thường xuyên tự nhắc nhở mình và nhắc nhở người cầm quyền ý nghĩa thiêng liêng đó của Tổ tiên. Nguyện đời đời không làm lạc lối ý nghĩa đó.

Kính bạch Giác linh Hòa thượng, Phật đường Khuông Việt nguyện dũng mãnh bước theo vết chân tiền bối.

(Bài nói tại Phật đường Khuông Việt trong Lễ thọ tang
cố HT. Thích Thiện Siêu, tựa của GN)

Cao Huy Thuần


Về Menu

Chén trà của Hòa thượng Thiện Siêu

Hiểu đúng hơn về bệnh đau lưng quan diem cua duc phat ve van de gioi tinh 飞来寺 市町村別寺院数順位 Cơm tấm chay cho ngày cuối tuần 香炉とお香 Lở miệng có phải do nóng trong さいたま市 氷川神社 七五三 お仏壇 お供え 市町村別寺院数 お墓参り 每年四月初八 ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう イス坐禅のすすめ LÃ m 천태종 대구동대사 도산스님 Lại bất 霊園 横浜 Món chả sen và khoai sáp Làm dưa món 雷坤卦 阿那律 Lưu giữ ký ức Tết cho con cháu 鎌倉市 霊園 必使淫心身心具断 簡単便利 戒名授与 水戸 경전 종류 元代 僧人 功德碑 Chất béo chuyển hóa không tốt cho trí 白佛言 什么意思 kho dau va con duong quan niem 父母呼應勿緩 事例 曹洞宗総合研究センター ก จกรรมทอดกฐ น 迴向 意思 蒋川鸣孔盈 正信的佛教 Tin 曹村村 川井霊園 二哥丰功效 ไๆาา แากกา 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 อธ ษฐานบารม 五戒十善 忍四 墓の片付け 魂の引き上げ オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ 度母观音 功能 使用方法