Giác Ngộ - LTS. Kỷ niệm tròn 10 năm ngày viên tịch của Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu (1921-2001), Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, bậc thầy của nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử, GS.Cao Huy Thuần từ Pháp đã gởi về Giác Ngộ lời trong Lễ thọ tang Đại lão Hòa thượng 10 năm trước.

	Chén trà của Hòa thượng Thiện Siêu

Tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu nhân húy nhật lần thứ 10 (17/8/Tân Tỵ - 17/8/Tân Mão)

Chén trà của Hòa thượng Thiện Siêu

Giác Ngộ - LTS. Kỷ niệm tròn 10 năm ngày viên tịch của Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu (1921-2001), Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, bậc thầy của nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử, GS.Cao Huy Thuần từ Pháp đã gởi về Giác Ngộ lời trong Lễ thọ tang Đại lão Hòa thượng 10 năm trước. 

Giác Ngộ đăng toàn văn bài viết này, như một nén hương kính dâng lên Giác linh Đại lão Hòa thượng - bậc cao tăng của Phật giáo VN thời hiện đại.

2011-06-06_104926.jpg

Chân dung Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu

Thưa quý đạo hữu, hôm nay, với lòng hiếu thảo, Phật đường Khuông Việt làm Lễ thọ tang Hòa thượng Thiện Siêu. Tại sao chúng ta thọ tang?

Rất đơn giản: Phật tử Việt Nam vừa mồ côi. Chúng ta mồ côi một người cha hiếm hoi còn sót lại trong những người cha đã làm nên lịch sử của Phong trào chấn hưng Phật giáo. Chúng ta thường nói: lịch sử Phật giáo gắn liền với lịch sử dân tộc. Quả thật vậy: Phong trào chấn hưng Phật giáo đã manh nha và phát triển cùng trong thời gian mà ý thức quật khởi của dân tộc vùng lên với những luồng gió mới. Dân tộc Việt Nam gặp được hai cơ may. Một cơ may đưa đến phục hưng quốc gia. Một cơ may đưa đến phục hưng xã hội. 

Chúng ta còn được làm Phật tử như thế này ngày hôm nay, còn có chùa để thờ Phật, còn đóng góp được sức mạnh tinh thần để tô bồi cho sự vững chắc của đất nước, chính là nhờ Phật giáo đã hồi sinh trong những năm ba mươi, đã sống sót trong những năm sáu ba, nhờ công lao của những người cha xuất chúng mà Hòa thượng Thiện Siêu là một. 

Chúng ta đã mất dần dần những người cha kiệt xuất đó, và hôm nay, mặt trời như nhòe đi vì giọt nước mắt gửi theo một hình bóng nữa ra đi. Chúng ta mồ côi, bởi vì người cha đó, những người cha lịch sử đó, khi mất đi, không ai thay thế được, cũng như không ai thay thế cha được cả.

Các vị đó, mỗi vị xuất chúng khác nhau, nhưng vị nào cũng giống nhau, như sao trên trời giống nhau vì đều sáng. Nơi Hòa thượng Thiện Siêu, kiến thức uyên thâm làm kính phục bao nhiêu thì tác phong bình dị làm gần gũi bấy nhiêu. Hòa thượng là người đọc và viết sách không biết mệt bên kia cửa sổ chùa Từ Đàm. Nhưng Hòa thượng hình như bao giờ cũng ngồi đó, nhàn nhã uống trà với khách. 

Hòa thượng là trí tuệ bậc nhất, đầu óc đi vào những hóc hiểm bí ẩn nhất của tư tưởng, nhưng nơi chén trà của thầy, không ai thấy chữ nghĩa bác học, chỉ nghe giọng nói hóm hỉnh, tiếng cười giòn vang, những câu chuyện đạo giản dị như Tấm với Cám, nhưng ai ra về đều có cảm tưởng như vừa nhận được những hạt ngọc. 

Văn của Hòa thượng cũng vậy, ý nghĩa sâu thẳm mà cốt cách dung dị. Câu đối của Hòa thượng thâm thúy, nghiêm trang mà lại có duyên, phơn phớt nụ cười kín đáo. Đó là vẻ đẹp riêng, không ai bắt chước được, nơi thơ văn của các vị sư. Họ góp phần độc đáo trong văn học sử.

ht thien sieu va chu vi.jpg

HT. Thích Thiện Siêu (trái), cùng HT. Thích Minh Châu
và chư vị Thượng tọa, thị giả thân cận

Chúng ta mồ côi những bậc thầy như vậy. Và cùng với chúng ta, lịch sử hình như cũng cảm thấy trống trải. Lịch sử mà thiếu đại sư có khác gì thiếu chính cái bóng của mình. Nhưng thế nào là một đại sư mà chúng ta từng biết trong lịch sử? 

Đó là một ông thầy tu bình thường, làm những chuyện bình thường, như uống trà với khách. Chỉ có điều là chén trà của ông thầy tu khác chén trà ngoài đời: khi ra về, khách thấy lòng bình yên hơn. Lịch sử đã từng đến uống trà như vậy với các đại sư, và khi ra về bỗng thấy lòng bình an, không sợ nội chiến, ngoại xâm gì nữa. Ý nghĩa của ngôi chùa là thế. Chúng ta có nhiệm vụ thường xuyên tự nhắc nhở mình và nhắc nhở người cầm quyền ý nghĩa thiêng liêng đó của Tổ tiên. Nguyện đời đời không làm lạc lối ý nghĩa đó.

Kính bạch Giác linh Hòa thượng, Phật đường Khuông Việt nguyện dũng mãnh bước theo vết chân tiền bối.

(Bài nói tại Phật đường Khuông Việt trong Lễ thọ tang
cố HT. Thích Thiện Siêu, tựa của GN)

Cao Huy Thuần


Về Menu

Chén trà của Hòa thượng Thiện Siêu

Nghệ sĩ kể chuyện ăn chay khoang cach giua ly thuyet va thuc hanh Phòng ngừa viêm khớp vai cổ và tay i廙m Con xin làm sen nhỏ và nâng gót hài dl 2015 Đón doi Thiền trong cuộc sống lam sao de kiep sau toi khong gap nguoi do nua Phát hiện cách làm giảm di căn tế bào 真言宗金毘羅権現法要 cho su khong so hai gia tuong cua cuoc doi Canh bí đỏ mát lành cho mùa hè mùa thi bình an giữa cuộc đời Lễ tưởng niệm húy nhật Đức Đệ di duong cung can phai thien song khong nhin lui dung de khi ve gia phai tiec nuoi nhung dieu quy お墓の墓地 霊園の選び方 Tấm lưng còng cuoc doi va dao qua cua su ba hai trieu am bài văn vần cảm thương những linh hồn 佛教中华文化 Già thien la dua than tam ve voi nhau thôi kệ chuyện gì rồi cũng qua Tiểu sử Hòa thượng Thích Từ Vân 1866 an cư kiết hạ nuôi lớn mầm sống của Cuộc vận động chống chế độ Ngô chua mat da Tấm lưng còng Hội thảo khoa học về Hòa thượng Khánh Khánh Hòa Lễ húy nhật Tổ khai sơn chùa tổ sư thời pháp thuyết giảng cho một cụ già dù con có là ai tam phap the gian đa kumarata học phật Đi tìm gốc tích vua Lý Thái Tổ Kỳ 1 quán sổ tức Sô cô la đen tốt cho trí nhớ và tim ánh sáng của con chung ta dang dan bo quen ngoi chua linh thieng Ngủ quá nhiều cũng hại như thiếu ngủ hành trình khám phá tâm linh 宿坊 duc dai lai lat ma cac phap mon trong dao phat mệt ngủ của thế tôn