Chỉ mất... 200 đồng, rau, củ, quả sẽ tươi cả tháng
Công nghệ giảm cường độ hô hấp cho rau
Vì vậy, các công nghệ bảo quản rau quả tươi cần đạt được 2 yêu cầu là kìm hãm các hoạt động sống thông qua sự ức chế cường độ hô hấp, kìm hãm được tối đa quá trình chín, giữ được tính thương phẩm tự nhiên của sản phẩm. Loại bỏ, ngăn ngừa sự hoạt động của vi sinh vật có hại.
Đến nay đã có rất nhiều phương pháp bảo quản rau quả tươi, tuy nhiên mỗi một phương pháp đều mang các ưu việt cũng như các hạn chế. Bằng phương pháp sử dụng các hoá chất (nhúng, phun vào các sản phẩm rau quả) hay chiếu xạ, có khả năng hạn chế rất lớn sự hoạt động của vi sinh vật có hại, tuy nhiên, ít nhiều có ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Do đó, đã có rất nhiều nước trên thế giới không chấp nhận sản phẩm nông sản sử dụng thuốc hoá học hoặc chiếu xạ.
Loại công nghệ nói trên có tên là công nghệ MAP (Modified Atmosphere Packaging) có tác dụng kéo dài thời gian bảo quản của rau muống từ 15 – 20 ngày ở nhiệt độ 10 – 20 độ C (bình thường chỉ có thể bảo quản khoảng 3 – 4 ngày).
Công nghệ MAP là một trong những phương pháp giúp điều chỉnh khí quyền có tác dụng làm giảm cường độ hô hấp của rau giúp kéo dài thời gian “sống” của rau lâu hơn so với bình thường. Ngoài ra, công nghệ này còn có tác dụng ngăn cản sự bay hơi nước, thay đổi nồng độ oxy và cacbonic theo hướng tích cực, giúp hạn chế việc sử dụng hoá chất trong bảo quản.
200 đồng bảo quản 1 kg rau
Để bảo quản rau muống bằng công nghệ MAP, người ta chỉ cần cho rau vào các túi PE (polime Ethylene) độ dày thích hợp có tác dụng điều chỉnh thành phần không khí trong túi nhờ đó mà rau muống sẽ tươi lâu hơn. Rau quả tươi được đựng trong bao bì dán kín.
Quá trình hô hấp của sản phẩm và quá trình phát triển của vi sinh vật làm thay đổi thành phần không khí trong bao bì. Trong quá trình hô hấp, sản phẩm tiêu thụ oxy và sinh cacbonic. Sau một thời gian, lượng oxy và cabonic trong bao bì đạt cân bằng.
Nếu bao bì là loại vật liệu không thấm thì hàm lượng oxy sẽ thấp hơn trong không khí thường trong khi hàm lượng cacbonic có thể tăng đến 20% hoặc hơn nữa, làm cho rau quả nhanh hỏng. Hoặc có một phương pháp khác là cho hỗn hợp khí có thành phần xác định vào boa bì đựng sản phẩm. Hỗn hợp khí này thường có một phần là oxy, cacbonnic và phần còn lại là nitơ. Nitơ có tác dụng chống hiện tượng sản phẩm bị dồn chặt (như thường xuất hiện ở kiểu bao gói chân không).
Theo Tiến sĩ Hoàng Thị Lệ Hằng, giá thành của rau muống được ứng dụng công nghệ bảo quản này sẽ chỉ cao hơn so với bình thường 200đ/kg do phải mua bao bì. Hiện cũng có một số siêu thị đặt vấn đề phối hợp mua lại công nghệ này, khi thoả thuận thành công thì việc bảo quản các loại hoa quả cũng không phải lo lắng gì về những nguy cơ độc hại như hiện nay.
Ngoài rau muống, người ta có thể ứng dụng công nghệ bảo quản MAP đối với một số loại rau khác như: Rau cải bẹ, bắp cải và các loại hoa quả khác.
Theo Khoa học và Đời sống
Ngọc Sương (Tuvien.com)